Dự án này đã được ĐHCĐ bất thường của Tôn Hoa Sen thông qua, có tổng mức đầu tư 10,6 tỷ USD. Công trình sẽ được xây dựng theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất mỗi phân kỳ đầu tư dự kiến đạt 1,5 triệu tấn/năm.
Trong kế hoạch đầu tư, ở phân kỳ đầu tư I.1 vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư trên 11 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD), tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Trao đổi riêng với chúng tôi mới đây, ông Vũ cho biết lợi nhuận giữ lại trong ba năm tới là đủ đối ứng.
Trong đó năm 2016 ước khoảng 2.000 tỷ đồng, năm 2017 và 2018 ước cũng tương đương hoặc hơn số này. Việc trả lãi vay và vốn gốc vay trung hạn gần 9.000 tỷ đồng cho phân kỳ đầu tư I.1 cũng vừa được đại hội cổ động thông qua.
"Ngoài việc Ngân hàng Vietinbank đã cam kết tài trợ vốn 500 triệu USD cho giai đoạn 1, đến nay còn có hơn 10 ngân hàng khác đặt vấn đề muốn tham gia tài trợ vốn cho dự án", ông Vũ khẳng định.
Khu đất xây dựng dự án này theo khảo sát phần lớn là đất sản xuất muối, khá ít người dân sinh sống.
Ông Trần Hữu Bạch, bảo vệ một công ty muối tại đây, cho biết biển Cà Ná được mệnh danh là bãi biển sạch đẹp nhất Việt Nam, nhưng do quá khô hạn nên không dự án resort nào làm được mà chủ yếu phát triển công nghiệp là chính.
Theo tìm hiểu, nằm cách xa địa điểm xây dựng dự án khoảng 2km, nơi có bãi biển trong sạch và tuyệt đẹp có một số dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên, đến nay những dự án này trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở khu vực này, do bị bỏ hoang quá lâu. Nhiều người dân cho biết họ cũng không biết chủ đầu tư các dự án resort này là ai vì từ khi xây dựng lên nhưng không có khách đến ở nên họ cũng không hoạt động nữa.
Cuộc sống người dân khu vực này khá cơ cực, đa phần sống bám vào ngư trường và những lò gạch
Bãi biển Cá Ná vẫn còn khá hoang sơ, trong sạch
Những dự án resort bỏ hoang tàn trên bãi biển Cà Ná
Phác hoạ dự án thép hơn 10 tỷ USD của Tôn Hoa Sen
Phác thảo dự án khu công nghiệp Cà Ná - nơi sẽ xây dựng siêu dự án thép của Tôn Hoa Sen
Giải thích về việc chọn Cà Ná làm nơi đầu tư dự án "khủng" này, ông Vũ lý giải rằng nơi này có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường biển để tiếp cận với khu kinh tế trọng điểm phía Nam rất thuận lợi. Núi bao quanh nên không bao giờ có bão
Khu cảng cá Cà Ná liệu sẽ được "thay da đổi thịt" bởi nhà máy thép?
Đàn ông ở Cà Ná thì bám ngư trường, phụ nữ và trẻ con ở nhà phơi cá bán cho những nhà máy thuỷ sản xung quanh
Một ngôi nhà trước đây dùng làm canh đìa tôm, nhưng do mất mùa người dân đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống
Khu vực dẫn vào Dốc Hầm, đại bản doanh của nhà máy thép
Nhiều người dân nói vui rằng, một khi dự án thép "mọc" lên liệu đàn cò ở đây có còn thẳng cánh hàng ngày?
Khu vực khai thác muối nằm trong khu công nghiệp Cà Ná
Bãi biển ở đây còn khá hoang sơ
Vị trí sẽ xây dựng nhà máy gang thép Hoa Sen - Cà Ná
Khu Mũi Dinh, nơi dự kiến sẽ xây dựng và mở rộng cảng biển đón tàu trên 300.000 tấn
Cuộc sống tại Cà Ná của người dân khá khó khăn do đất không thể canh tác được, nước thì nhiễm mặn nên khó khăn nước sinh soạt, tưới tiêu
Khu vực đầu tư dự án đa phần là đất làm muối và nuôi tôm
Tập đoàn Hoa Sen sẽ triển khai 3 dự án thành phần và một số dự án khách sạn, du lịch...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét