Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Bầu Hiển đối đáp thế nào khi bị hỏi “xoáy” việc chia cổ tức SHB bằng tiền mặt?

Ngày 27.4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Trước những thắc mắc của cổ đông vì sao năm nay SHB không chia cổ tức bằng tiền mặt mà vẫn trả cổ tức bằng cổ phiếu?

Ông Hiển cho biết: “SHB là một trong những ngân hàng được chia cổ tức và chia cổ tức bằng cổ phiếu, đây cũng là lợi ích bền vững cho ngân hàng và các cổ đông. Sau khi Đại hội phê chuẩn sẽ tiến hành chia ngay chia sớm theo đúng quy định pháp luật.

Cổ đông của phần lớn các DN mong được chia bằng tiền mặt. Với SHB, cổ phiếu dưới mệnh giá, cổ đông mong chia bằng tiền mặt đây là nguyện vọng chính đáng.

Chúng tôi lo cho 7 nghìn nhân viên, gần 4 vạn cổ đông và hơn 5 triệu khách hàng. Nếu chúng ta chia ngay thì 3-5 năm sau sự lớn mạnh của ngân hàng sẽ như thế nào? Cổ đông cũng thử ngồi vị trí của chúng tôi đi để hiểu nỗi lòng của chúng tôi”.

Kết thúc năm 2016, SHB đạt 1156,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tỉ lệ nợ xấu 1,87%. Tỉ lệ an toàn vốn 13%. Ngân hàng trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7,5% để tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng. Quỹ lương thực hiện trong năm 2016 là 1.246 tỷ đồng; Chi thù lao HĐQT và Ban kiểm soát là 11,3 tỷ đồng.

Tổng tài sản của SHB hợp nhất đến hết 12/2016 là gần 234 nghìn tỷ đồng, tăng 14.3% so với cuối năm 2015. Vốn điều lệ đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 18,04% so với năm 2015 và đạt 100% kế hoạch đề ra.

Hiện SHB còn có 3 công ty con là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (SHBAMC), Công ty CP chứng khoán SHB (SHBS) và Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn MTV SHB (SHB FC).

Những "mánh khóe" gian dối trong việc nhập khẩu ô tô hạng sang

Bằng cách này, ô tô hạng sang nhập khẩu trá hình có thể gian lận hàng tỷ đồng/chiếc

Trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh những doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, còn có không ít các doanh nghiệp tìm mọi kẽ hở để lách luật.

Những doanh nghiệp làm trong việc kinh doanh, phân phối ô tô cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhằm tối đa hóa lợi nhuận, một số doanh nghiệp đã có những chiêu trò gian dối trong việc nhập khẩu xe như khai báo thuế nhập khẩu thấp, làm giả giấy tờ, nhập xe theo hình thức "hồi hương"...

Các chiêu thức này đặc biệt được áp dụng nhiều cho các dòng xe hạng sang, có giá trị kinh tế cao.

Làm giả giấy tờ, gian lận, lừa dối khách hàng

Đây là tình trạng xảy ra tại Công ty CP ô tô Âu Châu (Euro Auto) - đơn vị phân phối chính hãng xe BMW tại Việt Nam. Cuối năm 2016, Bộ Tài chính đã có văn bản hỏa tốc, yêu cầu Tổng cục Hải quan ngừng thông quan toàn bộ số xe BMW hàng nhập khẩu của Euro Auto.

Nguyên nhân là do Euro Auto đã có một loạt vi phạm như tự ý tiêu thụ hàng hóa khi chưa được cơ quan Hải quan địa phương cho thông quan trong thời gian được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.

Công ty này đã không cung cấp được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô BMW từ công ty nhập khẩu, có dấu hiệu gian lận, lừa dối khách hàng.

Đặc biệt, Euro Auto được xác định đã sử dụng tài liệu giả như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại... để nhập khẩu lô xe BMW nói trên.

Đây không phải là lần đầu tiên Âu Châu gặp rắc rối liên quan đến việc nhập khẩu xe. Trước đó, đợt kiểm tra sau thông quan hồ sơ nhập khẩu xe từ 1/1/2010 đến 29/6/2012 của Cục Hải Quan với Euro Auto cho thấy, có nhiều khoản chi phí đáng lẽ phải cộng vào giá trị nhập khẩu hàng hoá để tính thuế, thì công ty đã "quên" khai báo.

Đặc biệt, Âu Châu còn sử dụng "mánh khóe" nhằm lách luật như cố tình sử dụng 2 hợp đồng "tư vấn - dịch vụ" có nội dung và hình thức khác nhau, một bản xuất trình cho cơ quan hải quan khi được kiểm tra còn một bản sử dụng cho các giao dịch thực tế phát sinh tại HSBC Việt Nam.

Những mánh khóe nhập ô tô hạng sang trá hình để gian lận hàng tỷ đồng/chiếc - Ảnh 1.

Siêu xe "núp bóng" Việt kiều hồi hương

Tình trạng diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân là do, theo quy định của Thông tư 118/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 9/6/2009, "người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hồi hương được phép nhập 1 xe ô tô cá nhân đang sử dụng".

Ngoài ra, Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ban hành ngày 4/8/2015 cũng cho phép công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu một xe ô tô và một mô tô (song vẫn phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt).

Lợi dụng quy định này của pháp luật, một số đầu mối kinh doanh đã móc ngoặc với Việt kiều để đưa xe dang về nước theo dạng "hồi hương" để được miễn thuế. Những chiếc xe này thường được mua trước 1-2 tháng khi Việt kiều về nước.

Điều đáng nói ở đây, những chiếc xe này chỉ đứng tên Việt kiều tại thời điểm nhập xe nhưng lúc đăng ký thì lại là người khác. 90% xe ô tô nhập khẩu theo diện Việt kiều về nước định cư hiện nay đều là xe hạng sang và siêu sang của Lexus, Porsche, BMW, Audi, Land Rover, Bugatti Veyron, Bentley Continental Flying Spur...

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 1.000 trường hợp ô tô, xe máy nhập dưới dạng Việt kiều hồi hương thì chỉ có 100 trường hợp đúng là của Việt kiều về thường trú tại Việt Nam, số còn lại đều là trá hình. Việc nhập khẩu trá hình trên đã gian lận cả tỷ, thậm chí là vài tỷ đồng mỗi xe, tùy theo thương hiệu và mẫu mã.

Khai báo thuế thấp, nhập khẩu diện quà biếu, tặng

Mới đây, một doanh nghiệp mới thành lập đứng tên nhập lô hàng 30 chiếc xe sang theo diện quà biếu, quà tặng về Việt Nam, có hành vi trục lợi chính sách rồi bỏ trốn.

30 xe sang nhập khẩu kể trên phần lớn xe có giá trị kinh tế cao như Lexus, Camry. Khi qua cảng Đà Nẵng tháng 10/2016, lô hàng trên bị các cơ quan chức năng phát hiện.

Tình trạng nhập xe theo kiểu biếu, tặng này nổ ra và phát triển mạnh mẽ trong năm 2016. Các xe nhập khẩu có giá trị lớn nhưng khai báo Hải quan với mức giá rất thấp, chỉ bằng 50 - 60% trị giá Hải quan và thấp hơn giá trị thị trường, làm phát sinh chênh lệch thuế, thất thu ngân sách.

Mục đích của việc nhập khẩu này là nhằm hưởng ưu đãi từ chính sách thuế của Nhà nước, trốn thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Sau khi các mẫu xe nhập về được bán ra thị trường, doanh nghiệp tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, việc khai báo thấp và áp dụng trị giá hải quan thấp khiến lượng xe nhập hàng biếu, tặng đổ dồn về nước, nhiễu loạn thị trường.

Hậu scandal về hàng tồn kho, chuyện gì đang diễn ra tại Gỗ Trường Thành?

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc?

Học ai để thoát nghèo?

Đi tìm lời giải để Việt Nam thoát nghèo, tôi đã nghiên cứu các lời giải thoát nghèo của các học giả, các chuyên gia cả trong nước lẫn ngoài nước. Lời giải để Việt Nam thoát nghèo do các chí sĩ yêu nước, các học giả, các chuyên gia trong nước lẫn ngoài nước bao gồm:

1. Nâng cao dân trí của hai cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu

2. Học tập mô hình các nước tiên tiến Âu, Mỹ, Nhật Bản

3. Học tập mô hình Singapore, Hàn Quốc

Tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, phân tích sâu các lời giải đó. Có rất nhiều điểm trong lời giải đó thuyết phục tôi, nhưng tôi cũng đã tìm thấy rất nhiều phản ví dụ là nhiều quốc gia ASEAN, Nam Á đã đưa ra lời giải gần giống như vậy cho quốc gia, dân tộc mình từ 30-40-50 năm nay, mà vẫn chưa thật sự thoát nghèo.

Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu ba lời giải thoát nghèo trên:

Cách đây 111 năm, cụ Phan Chu Trinh cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Trần Qúy Cáp là những người thấy rõ những điểm yếu cố hữu của con người và xã hội Việt Nam, và chủ trương phải thay đổi từ gốc rễ bằng cách nâng cao dân trí.

Với mục tiêu "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", họ khuyến khích cải cách giáo dục, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán cũ lạc hậu.

Cũng thời gian ấy, cụ Phan Bội Châu tổ chức Phong trào Đông Du, với mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập.

Nhưng cuối cùng, cả 2 phong trào này đều thất bại bởi Việt Nam khi đó còn Pháp thuộc, chưa có tên quốc gia trên bản đồ thế giới; số lượng người đi trải nghiệm thế giới văn minh quá ít (200 người) và Nhật Bản khi đó chưa đại diện cho thế giới văn minh, mà vẫn đang trong quá trình nâng cao dân trí.

Với quan điểm học tập theo các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản, các học giả dựa theo tiền đề đây là các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, giàu có nên mô hình của họ đúng đắn, trong khi tố chất của người Việt không hề thua kém.

Dẫu vậy, nhiều quốc gia khác ở châu Phi, Nam Á, ASEAN đi theo con đường này, nhưng đất nước họ vẫn loanh quanh ở mức thu nhập trung bình. Philippines, Banglades là ví dụ điển hình của sự thật bại trong áp dụng mô hình phương Tây.

Trong khi đó, nếu học tập mô hình Singapore, Hàn Quốc - các quốc gia được coi là kỳ tích châu Á, phát triển lên từ nền rất thấp, nhờ tinh thần tự cường và thái độ chăm chỉ hàng đầu thế giới - Việt Nam sẽ gặp khó vì những bất đồng trong diện tích, dân số cũng như thể chất.

Nếu so với Việt Nam, Singapore có diện tích rất nhỏ, dân số ít, nên dễ dàng tập trung chính sách, nguồn lực.

Riêng Hàn Quốc lại chứa đựng những điểm mạnh mà người Việt không có, như thể chất và độ nhanh nhạy, khéo léo (Hàn Quốc thuộc top đầu châu Á), tinh thần quyết liệt, nỗ lực đến cùng (mỗi người Hàn Quốc làm việc tối thiểu 9-10 tiếng/ngày, sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc) và họ có tôn ti trật tự rất cao, trên dưới rõ ràng, ý thức phục tùng cấp trên gần như tuyệt đối.

trong 20 năm đầu tiên của đổi mới kinh tế, tivi Hàn Quốc chỉ có vẻn vẹn hai chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn"; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Họ tiến hàng cải cách giáo dục bằng cách dịch nguyên sách giáo khoa của người Nhật sang tiếng Hàn để giảng dạy, trừ các môn Địa lý, Lịch sử và Văn học (1968); cử những sinh viên giỏi Toán nhất theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, và quan trọng nhất là nhận thức các điểm yếu cố hữu của người Hàn Quốc và quyết tâm thay đổi.

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Thoát nghèo cũng giống như đi học

Chúng ta ai cũng từng đi học và đều chứng kiến một thực tế là cùng một chương trình, nội dung học, cùng thầy cô giáo, cùng điều kiện học nhưng người thì học giỏi, thi đỗ, người thì học kém thi trượt. Tại sao vậy? Đơn giản là tố chất, thể chất hay nội lực và nền tảng kiến thức của mỗi người không giống nhau, nên khả năng hiểu, khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau.

Việc đưa đất nước thoát nghèo cũng giống như đi học, người Việt Nam có tố chất, thể chất, trí tuệ khác người Mỹ, người châu Âu, người Nhật, người Singapore, người Hàn Quốc, nên học họ, làm giống họ chưa chắc chúng ta sẽ thoát nghèo.

Có thể nhiều bạn cho rằng tố chất chúng ta tương đương họ, bằng chứng là khi làm cùng, chúng ta không hề thua kém đồng nghiệp Âu, Mỹ. Thực ra, bạn nào đã làm cùng hãng với đồng nghiệp Âu, Mỹ thì bạn đã là thuộc nhóm người tiên tiến của dân tộc Việt, còn đồng nghiệp Âu Mỹ của bạn chỉ thuộc nhóm người trung bình của dân tộc họ mà thôi, nên so sánh như vậy là không ngang bằng.

Thậm chí dù công nhận tố chất chúng ta và họ ngang bằng nhau thì hiển nhiên văn hóa và dân trí hiện tại của chúng ta vẫn kém họ.

Như vậy muốn học họ, muốn làm như họ đã làm, ít nhất chúng ta phải có nền tảng dân trí, văn hóa gần ngang bằng họ. Điều này cũng hiển nhiên như việc chúng ta muốn cùng họ học đại học, mà họ đã tốt nghiệp lớp 12, chúng ta mới tốt nghiệp lớp 9 thì việc đầu tiên buộc chúng ta phải làm là học và tốt nghiệp lớp 12.

Toàn cầu hóa, Internet: Cú lội ngược dòng của Việt Nam?

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 2.

Nói về ưu điểm của người Việt sẽ có nhiều nhận định, nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi cho rằng người Việt có một số ưu điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, đó là:

• Người Việt yêu quê hương đất nước

• Người Việt kiên cường, bất khuất trước xâm lược, cường quyền

• Người Việt đoàn kết rất cao khi gặp khó khăn, nhất là khi ở hoàn cảnh ngặt nghèo

• Người Việt có lòng tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên

• Người Việt thông minh, sáng dạ, học nhanh, nhất là công nghệ mới

• Người Việt ham học, bố mẹ luôn quan tâm đầu tư cho việc học tập của con cái

• Người Việt thân thiện và mến khách

Trong thời gian qua chúng ta có nhiều bài báo nói Việt Nam ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước ASEAN ngày càng xa, nhưng số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại.

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì trong 15 năm qua (2000-2015) tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực ASEAN, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước đã được rút ngắn đáng kể.

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 3.

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 4.

Từ những nhận thức trên, kết hợp giữa lời giải thoát nghèo của hai cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, học tập lời giải thoát nghèo của Hàn Quốc, tôi cho rằng lời giải để Việt Nam thoát nghèo là "Nâng cao dân trí trong thời đại toàn cầu hóa và Internet".

Theo đó, 6 điểm chính yếu cần thực hiện là:

1. Nhận thức rõ những điểm yếu cố hữu làm cản trở sự phát triển kinh tế đất nước của người Việt. Xây dựng hệ thống triết lý về phát triển đưa hoạt động sản xuất, thương mại, doanh nghiệp, doanh nhân về đúng vai trò là trọng tâm của xã hội; xác định đúng giá trị của tiền bạc; xác định đúng thế nào là người tài và sử dụng người tài.

2. Tăng cường giao lưu quốc tế kể cả tham quan học tập ở nước ngoài, du học nước ngoài, với điều kiện đưa cán bộ vừa nhậm chức đi thay vì cho người sắp về hưu đi; lấy thâm nhập thực tế thay vì chờ xe đón rước, theo lịch trình của đối tác làm trọng điểm

3. Đẩy mạnh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao dân trí và phát triển kinh tế đất nước. Chỉ cần toàn cầu hóa thành công, chỉ cần ký được nhiều hợp đồng ở nước ngoài thì hiển nhiên sẽ đưa được nhiều người Việt Nam ra nước ngoài làm việc, mở mang được dân trí.


Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 5.

4. Phổ cập CNTT và Internet cho toàn dân, nhất là nông thôn và vùng núi.

5. Loại bỏ các điểm yếu cố hữu của người Việt, để người Việt hiện đại chăm chỉ hơn, dám nghĩ lớn hơn, tránh suy nghĩ chủ quan, cho mình là "đúng nhất"; hiểu đúng về nhân tài và sử dụng nhân tài, hiểu đúng về giá trị đồng tiền, hiểu đúng về doanh nhân, đặt doanh nhân, doanh nghiệp và hoạt động thương mại tương xứng với vị trí và tầm quan trọng của nó.

6. Học tập các điểm hay của dân tộc khác, xây dựng lòng tự tôn dân tộc, tính kỷ luật và chuyên nghiệp trong lao động, tôn trọng và tuân thủ các quy định của luật pháp, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, coi trọng tính hệ thống, không khuyến khích tính lanh trí, khôn lỏi trong xử lý các vấn đề chính yếu.

Lời kết

Muốn thoát nghèo, Việt Nam chỉ có cách học mô hình kinh tế Mỹ, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc? - Ảnh 6.

Những lời giải này chỉ mới dừng ở mức ý tưởng, nhưng nếu nhiều người Việt Nam nhận thức ra, nhiều người đồng tình, nhiều người chia sẻ, đặc biệt là quyết tâm thay đổi chính mình thì tôi tin tưởng tình hình sẽ thay đổi nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

Chúng ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thế mà 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã cao nhất khu vực ASEAN, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đã thu hẹp đáng kể, nếu chúng ta cùng đồng lòng, tự nhận thức, tự hành động thay đổi chính mình để nâng cao dân trí của chính mình, của gia đình mình, của người thân mình, của bạn bè, đồng nghiệp mình thì tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhất định Việt Nam sẽ thịnh vượng.

Việt Nam nghèo vì mâu thuẫn tiền bạc. Chúng ta vừa khinh đồng tiền, nhưng cũng coi tiền là tất cả

EVN đạt doanh thu 12 tỷ USD năm 2016

Chiều 26/4, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2020.

Báo cáo kết quả hoạt động trong giai đoạn 2011-2016, đại diện EVN cho biết tính đến cuối năm 2016, tổng công suất nguồn điện trên cả nước là 42.135 MW, trong đó EVN sở hữu 25.884 MW, chiếm 61,4%. Quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới.

Tổng công suất nguồn điện hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015 là 9.852 MW, bằng 125% so với quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tổn thất điện năng toàn hệ thống giảm dần qua từng năm. Tới năm 2016, chỉ số này giảm còn 7,57%, sản lượng điện tiết kiệm trong cả giai đoạn trước là 11,96 tỷ kWh.

Năm 2016, tổng doanh thu toàn EVN đạt 278.031 tỷ đồng (đương đương khoảng hơn 12 tỷ USD), tăng 14% so với năm 2015.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của EVN và các đơn vị đều có lãi. Doanh nghiệp có 73 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện với tổng công suất 17.929 MW, chiếm 46% tổng công suất toàn hệ thống.

EVN đạt doanh thu 12 tỷ USD năm 2016 - Ảnh 1.

Tuy nhiên, con số lợi nhuận cả năm 2016 chưa được công bố. Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm của EVN cho biết doanh thu thuần đạt gần 131.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước nhưng mức lỗ ròng đến gần 930 tỷ đồng do chi phí tài chính cao đột biến.

Cụ thể, hoạt động tài chính của EVN mang về con số lỗ khủng với doanh thu chỉ hơn 3.352 tỷ đồng, thì chi phí lại đột biến lên mức hơn 15.500 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay, lãi trái phiếu ở mức hơn 6.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong năm 2017, EVN cho biết tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, tập đoàn cũng đặt ra một loạt giải pháp giảm chi phí sản xuất để giảm gần 3.000 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.

Nhấn mạnh vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn của EVN, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Công Thương, EVN phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa tại các tổng công ty phát điện, cố gắng thực hiện được trong quý III/2017.

Về nâng cao năng lực quản trị của EVN, ông đề nghị tập đoàn chủ động rà soát, đưa vào danh mục xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc thị trường.

Đối với việc cung ứng giá cả đầu vào, Phó thủ tướng đề nghị cân đối các yếu tố theo các kịch bản khác nhau để hoàn thành 3 văn kiện quan trọng của ngành điện là khung giá bán lẻ điện 2016-2020, cơ chế điều hành giá điện và kịch bản điều hành giá điện năm 2017.

Những "mánh khóe" nhập ô tô hạng sang trá hình để gian lận hàng tỷ đồng/chiếc

Thiên Ngọc Minh Uy kiếm tiền và ‘phình to’ như thế nào?

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2017 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung

Để có được vị thế trên, Samsung đã sử dụng thành công chiến lược "hai gọng kìm" trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Có thể nói đây là vũ khí lợi hại khiến các thương hiệu đối thủ không ngừng dè chừng.

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung - Ảnh 1.

1. Sử dụng rất tốt các KOL

KOL, từ viết tắt của Key Opinion Leader, chỉ những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, được đông đảo mọi người biết đến và mọi người chịu sự tác động của họ. Hiểu một cách đơn giản, KOL là những người đầu ngành.

Việc sử dụng KOL để quảng bá thương hiệu rất phổ biến trong mọi lĩnh vực. Nhưng sử dụng KOL như thế nào mới là điều làm nên thắng bại.

Samsung khá khôn ngoan khi nhắm thẳng vào các KOL "soái ca". Ở đây, các "soái ca" mà hãng lựa chọn không chỉ có ngoại hình sáng giá mà còn sở hữu tài năng thiên phú. Việc sử dụng các KOL này sẽ giúp thương hiệu thu hút được nhiều đối tượng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Khó có thể phủ nhận, các "soái ca" như thế vẫn luôn là tâm điểm ánh nhìn của nhiều người, kể cả nữ lẫn nam.

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung - Ảnh 2.

Nhờ đó Samsung đã "phủ sóng" khắp một dạng đối tượng, có thể nói là một trong những nguồn thu lớn nhất ở thị trường smartphone.

Giới trẻ là những người luôn năng động, họ luôn muốn trải nghiệm những tính năng cao cấp, thời thượng nhưng chỉ cần bỏ ra một khoảng tiền vừa phải. Và chính các gương mặt đại diện "soái ca" của hãng sẽ là sức hút kéo đối tượng trên biết đến và tin dùng Samsung.

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung - Ảnh 3.

Nhưng nếu thế thôi thì vẫn chưa đủ làm nên thành công. Nếu thương hiệu lựa chọn KOL danh giá mà chất lượng sản phẩm lại không đáp ứng được những gì mà người dùng mong đợi thì mọi công sức cũng chỉ đổ sông đổ bể.

Không ngoa khi nói rằng đến với Samsung người dùng không chỉ vừa mắt ngay từ gương mặt đại diện mà còn hài lòng về chất lượng sản phẩm.

Thu hút người tiêu dùng bằng hình ảnh một "soái ca" lịch lãm, bản lĩnh và đa tài, Samsung khiến người dùng thỏa mãn về một J Prime chất lượng.

Dù các "soái ca" có hấp dẫn đến thế nào thì thiết kế kim loại sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ, bộ đôi camera "thách thức bóng tối", cảm biến vân tay… của J Prime mới là điều giữ chân và thu hút người dùng thật sự.

Sự "đầu quân" của Soobin Hoàng Sơn hứa hẹn sẽ mang đến cho J Prime một sức hút mãnh liệt hơn nữa.

2. Sức hút từ thương hiệu

Như đã đề cập, giới trẻ luôn là bộ phận thích thú với việc trải nghiệm hầu hết các tính năng hiện đại trên nền giá một sản phẩm vừa mức thu nhập của mình. Với trường hợp đó, nhiều người cho rằng chỉ các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu điện thoại Trung Quốc mới có thể áp ứng được nhu cầu trên. Thế nhưng, Samsung lại thay đổi hoàn toàn định kiến này.

Đây là hãng tiên phong trong việc trang bị các công nghệ tiên tiến lên các sản phẩm thuộc phân khúc thấp hơn của mình. Đến đây, Samsung hoàn toàn có thể dùng thương hiệu đánh bại nhiều đối thủ của mình.

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung - Ảnh 4.

Với một phép so sánh nhỏ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Đầu tiên xét về các linh kiện phần cứng cấu thành sản phẩm.

Nếu như các hãng điện thoại đến từ Trung Quốc luôn phổ quát tình trạng trang bị vi xử lí, RAM… đến từ các thương hiệu "có tuổi mà không có tên" thì Samsung vẫn thủy chung với việc mang lên sản phẩm của mình, dù là phân khúc phổ thông, những linh kiện tuyệt vời nhất do tự mình sản xuất hay đến từ các nhà sản xuất có uy tín.

Về việc hỗ trợ khách hàng, chắc chắn với tình trạng "bỏ con giữa chợ" như nhiều hãng điện thoại Trung Quốc hiện nay hoàn toàn thua thiệt với quá trình hỗ trợ lâu dài từng dòng smartphone của Samsung.

Nếu xét đến dịch vụ hậu mãi, các hãng điện thoại đến từ Trung Quốc "thua chắc" trước Samsung. Không chỉ hậu mãi về giá trị vật chất, Samsung chăm chút hơn với những phần quà về tinh thần. Đơn cử như dòng J Prime, người dùng sản phẩm trên còn có dịp gặp gỡ các "soái ca" của tour nhạc J-Volution đình đám.

Các đối thủ sẽ phải điêu đứng trước chiến lược “hai gọng kìm” của Samsung - Ảnh 5.

Như vậy, với "hai gọng kìm" trên, quá trình quảng bá và marketing của Samsung trở nên thành công hơn bao giờ hết. Đây đã, đang và có lẽ sẽ là mối lo đáng gờm với nhiều tên tuổi khác trên thị trường điện thoại thông minh ngày càng khốc liệt.

Người tham gia vào mạng lưới đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy có đòi được tiền, hoa hồng?

Chân dung Tập đoàn 15 tỷ USD “chống lưng” cho Euro Auto kinh doanh xe BMW tại Việt Nam

Sime Darby Group là ai?

Sime Darby Group là một trong những tập đoàn lớn của Malaysia, hoạt động chính tại 5 lĩnh vực đồn điền, thiết bị công nghiệp, động cơ, bất động sản và Logistics, tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến hết năm 2016, Sime Darby Group có quy mô tổng tài sản khoảng 64,2 tỷ Ringgit, tương đương gần 15 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD so với năm 2015. Với quy mô hoạt động toàn tập đoàn và các đơn vị thành viên hơn 123.000 nhân viên.

Theo báo cáo tài chính năm 2016, tập đoàn này đã đạt gần 44 tỷ Ringgit, tương đương khoảng 10 tỷ USD tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính đạt gần 600 triệu USD.

Trong số 5 hoạt động chính, lĩnh vực hoạt động liên quan đến động cơ, chủ yếu là lắp ráp và phân phối ôtô đem về gần một một nửa tổng doanh thu của Sime Darby Group (phân nhành được quản lý bởi Sime Darby Motors), với khoảng 16% lợi nhuận. Ước tính năm 2016, doanh thu của bộ phận hoạt động này đạt khoảng 4,5 tỷ USD.

Chân dung Tập đoàn 15 tỷ USD “chống lưng” cho Euro Auto kinh doanh xe BMW tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hành trình thâu tóm Euro Auto

Cuối năm 2013, Sime Darby Motors - một trong những nhánh chính của tập đoàn Sime Darby Group (Malaysia) thông qua việc thâu tóm Europe Automobiles Corp Holdings (EACH), đã sở hữu gần 74% tại Công ty cổ phần Ôtô Âu Châu - Europe Automobiles Corp (EAC), với giá gần 30 triệu USD. Một trong những cổ đông đã thoái vốn trong lần này là ông Don Lâm – Tổng giám đốc của VinaCapital.

Sau đó, Sime Darby Motors đã tiếp tục chi khoảng 6,4 triệu USD mua thêm hơn 16% cổ phần của EAC từ hai cá nhân khác. Sau các thương vụ liên quan, Sime Darby Motors nắm khoảng 90% cổ phần tại Công ty cổ phần Ôtô Âu Châu.

Sime Darby Motors - một trong những nhà phân phối ôtô lớn nhất hiện nay tại châu Á và là đối tác phân phối nhiều thương hiệu ô tô lớn như BMW, Mini, Rolls-Royce, Porsche, Jaguar and Lamborghini… với mạng lưới trải rộng trên các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand. Với riêng thương hiệu BMW, Sime Darby Motos được xem là nhà phân phối lớn thứ ba thế giới.

Chân dung Tập đoàn 15 tỷ USD “chống lưng” cho Euro Auto kinh doanh xe BMW tại Việt Nam - Ảnh 2.

Tổng giám đốc VinaCapital Don Lâm là một trong những cổ đông sáng lập của Euro Auto.

Được thành lập năm 2006, Euro Auto đã giúp BMW - thương hiệu từng gánh chịu thất bại khi thực hiện lắp ráp trong nước và phải rút khỏi liên doanh Ôtô Hòa Bình (VMC) - trở thành một trong những thương hiệu xe hơi nhập khẩu thành công nhất tại thị trường Việt Nam.

Thông qua đơn vị Euro Auto, Sime Darby đã phân phối các dòng xe hạng sang MINI và BMW tại Việt Nam, với việc sở hữu các showroom, cửa hàng tại TP HCM và Hà Nội.

Tại Việt Nam, ngoài Euro Auto, Sime Darby Group hiện cũng sở hữu 90% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Performance Motors Vietnam – một doanh nghiệp mới được thành lập đầu năm 2016.

Mặc dù hiện tại Euro Auto sẽ đóng vai trò nhập khẩu, phân phối còn Performance Motors Vietnam thực hiện bán lẻ các dòng sản phẩm và phụ tùng, tuy nhiên sự tách bạch giữa hai doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự rõ ràng khi ngành nghề kinh doanh của cả hai được giới thiệu trong báo cáo thường niên năm 2016 của Sime Darby Group cùng là bán lẻ (Retail of vehicles).

Năm 2016, sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của bộ phận phân phối ôtô với lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt gần 116 triệu USD, được Sime Darby đánh giá một phần nhờ kết quả tăng trưởng ấn tượng tại các thị trường Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trong đó hoạt động tại thị trường Việt Nam ghi nhận mới lợi nhuận kỷ lục nhờ sự phục hồi của nền kinh tế.

Ngoài lĩnh vực này, hầu hết các hoạt động chính của tập đoàn Sime Darby Group cũng đều hiện diện tại Việt Nam thông qua các công ty con. Sime Darby Group hiện đang sở hữu 51% vốn điều lệ của Công ty Golden Hope Nhà Bè – một trong những đơn vị chủ chốt, có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp dầu thực vật tại Việt Nam.

Đối với lĩnh vực bất động sản và xây dựng, Sime Darby Group cũng đang sở hữu 100% vốn của Công ty CICA Vietnam và 65% cổ phần của Darby Park – đơn vị sở hữu khu căn hộ dịch vụ Darby Park Việt Nam và khách sạn Rạng Đông Orange Court tại Vũng Tàu.

Hậu scandal về hàng tồn kho, chuyện gì đang diễn ra tại Gỗ Trường Thành?