Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla

Hôm qua, ngày 27/10, Việt Nam chính thức xuất hiện tỷ phú đôla thứ 2. Người này không phải ai xa lạ, chính là doanh nhân đến từ Vĩnh Phúc Trịnh Văn Quyết.

Sau khi "giành" ngôi vị người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt của ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long nhờ thương vụ mua gần 100 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Foros, đại gia Quyết tiếp tục tiến dài trên bảng xếp hạng đại gia khi ROS liên tục tăng giá.

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla - Ảnh 1.

Cái tên Trịnh Văn Quyết trong vài năm trở lại đây được nhắc đến nhiều nhờ các thương vụ, dự án kinh doanh bất động sản đình đám trong nước. Tên ông Quyết gắn liền với tên Tập đoàn FLC.

FLC được thành lập từ năm 2008 với tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune, có vốn điều lệ là 18 tỷ đồng. Năm 2010 doanh nghiệp này mới đổi tên thành FLC và 1 năm sau đó, năm 2011 thì FLC được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt.

Doanh nghiệp địa ốc này sở hữu nhiều khu đất vàng tại Thủ đô cũng như các tỉnh, thành phố nổi tiếng trên toàn quốc.

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla - Ảnh 2.

Từ khi FLC chính thức lên sàn cũng là lúc tên ông Quyết được xướng lên trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt. Trong năm đầu niêm yết trên sàn, tài sản của ông Quyết khi nắm giữ cổ phiếu của FLC là 85,26 tỷ đồng.

Sang đến năm 2012, ông Quyết đã tăng 48 bậc, vươn lên vị trí 34 trong bảng xếp hạng với tài sản là 332,193 tỷ đồng.

Nhưng việc tăng hạng này không được lâu khi ngay năm sau đó, trong bảng xếp hạng này, ông Quyết lại bị tuột dốc mạnh. Từ vị trí thứ 34 rơi xuống 171 vì tài sản trên sàn của ông giảm xuống chỉ còn 48,310 tỷ đồng.

Bước sang năm 2014 đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của vị đại gia Vĩnh Phúc khi tổng tài sản của ông đã tăng lên gần 20 lần, chạm mốc 890,997 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, từ vị trí 171, ông đã leo lên vị trí thứ 19 trong bảng xếp hạng.

2015, ông tiếp tục tăng thêm 2 bậc, giành vị trí thứ 17 khi tài sản của ông tăng lên hơn 100 tỷ đồng, đứng mức 994,604 tỷ đồng.

Nhưng có lẽ, bứt phá ngoạn mục nhất xảy ra vào cuối quý 3/2016, khi ông Quyết chính thức trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt. Và chưa đầy 1 tháng sau đó, ông đồng thời là tỷ phú đôla thứ 2 Việt Nam sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản lên đến hơn 22.674 tỷ đồng.

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla - Ảnh 3.

Ông Trịnh Văn Quyết

Ít ai biết được rằng, vị đại gia bất động sản này lại xuất thân từ một luật sư, trong một gia đình công chức nghèo.

Ông Quyết từng cho biết, để có được thành công như hôm nay, bản thân ông đã rất nỗ lực, vượt qua khó khăn. "Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh mà có", ông nói.

Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, FLC gặt hái được khá nhiều thành công, trở thành 1 trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Chẳng thế mà trong một bài viết, tạp chí danh tiếng Forbes nhận xét về FLC "là câu chuyện hiếm trong giới đầu tư bất động sản" và cái tên Trịnh Văn Quyết trở thành "một hiện tượng.

Nếu là cán bộ quản lý chủ chốt, rất có thể bạn sẽ nhận được khoản tiền thưởng này từ TGDĐ

Bên trong khu đô thị sinh thái 9 tỷ USD

Chủ đầu tư cho biết, kỳ vọng của những người xây dựng nên Ecopark là không chỉ mang đến cho cư dân một ngôi nhà trú mưa trú nắng, mà còn góp phần kiến tạo cả tuổi thơ đẹp đẽ cho con trẻ. Các bé có một không gian bao la để tung tăng chạy nhảy, đạp xe, chơi đuổi bắt, thích thú khám phá từng cái cây, ngọn cỏ,từng con sâu cái kiến.

Hà Nội: Làm 509m vỉa hè ngốn gần 168 tỷ đồng

Đầu năm 2011, UBND TP Hà Nội có văn bản ủy quyền cho UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Tháng 4/2011, UBND quận Tây Hồ ra quyết định phê duyệt D.A, mức đầu tư lúc này đã lên đến… 136,034 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009).

Mức đầu tư “khủng” như vậy, nhưng D.A chỉ là việc mở rộng một con ngõ cụt, đang có chiều rộng từ 7 - 8m sẽ được mở rộng lên thành 20,5m; trong đó, vỉa hè mỗi bên rộng 5m còn lòng đường là 10,5m.

Đến ngày 24/3/2015, UBND quận Tây Hồ có Quyết định 836 về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của D.A này lên hơn 197 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng chỉ tăng từ 9,7 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng. Riêng việc đền bù giải phóng mặt bằng tăng từ 112 tỷ đồng lên hơn 168 tỷ đồng.

“Việc phải đầu tư số tiền hơn 168 tỷ đồng để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng chủ yếu là để làm 509m vỉa hè là một số tiền quá lớn chắc ở Hà Nội khó có con đường nào sánh kịp chứ đừng nói là ngõ.

Bởi hiện tại, ngõ 124 phần lớn đang rộng từ 7 - 8m cho nên việc giải phóng mặt bằng ở đây chủ yếu là vào phần làm vỉa hè mỗi bên rộng tới 5m.

Dân chúng tôi chết khổ vì cái vỉa hè này còn ngân sách Nhà nước phải tốn một số tiền khổng lồ cho việc này thì quả là quá lãng phí” - một người dân sống tại ngõ 124 bức xúc.

Đáng nói là, ngày 23/9/2016, UBND TP Hà Nội mới có Văn bản 5301 về việc cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều xây dựng cải tạo ngõ 124 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên.

Tuy nhiên, ngay từ khi D.A triển khai thi công (năm 2009), Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội đã có nhiều văn bản nhắc nhở yêu cầu dừng thi công để xin cấp phép theo quy định, nhưng Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ vẫn bất chấp tổ chức triển khai thi công đặt các cơ quan chức năng vào thế đã rồi buộc phải thực hiện theo.

Thậm chí, tại Văn bản số 1672 ngày 26/10/2015 của Tổng cục Thủy lợi đã nêu: “Theo báo cáo của cơ quan chuyên trách quản lý đê điều của TP, phản ánh của nhân dân và qua công tác kiểm tra thực tế, D.A nêu trên đã triển khai thi công một số hạng mục khi chưa có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là vi phạm các quy định của Luật Đê điều.

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc thi công công trình, tổ chức kiểm tra làm rõ những nội dung vi phạm pháp luật về đê điều trong quá trình triển khai thực hiện D.A để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tiếp xúc, làm việc với người dân, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ những quy định của pháp luật về đê điều liên quan đến D.A, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Báo cáo kết quả xử lý về Bộ NN&PTNT làm cơ sở để thỏa thuận cấp phép thi công theo quy định…”.

Người dân cho biết, đến thời điểm này (tháng 10/2016) vẫn chưa thấy TP công khai việc xử lý những vi phạm của Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ như Văn bản 1672 của Bộ NN&PTNT đã nêu.

Theo Đại tá Phạm Đình Triệu (số nhà 95, ngõ 124): Việc xây dựng D.A này đã vi phạm TCXDVN 104 - 2007 và Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 8/8/2014 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) tỷ lệ 1/2.000 đã nhấn mạnh đến việc xây dựng các tuyến đường cấp khu vực:

“Xây dựng các tuyến đường cấp nội bộ: Mặt cắt ngang điển hình rộng từ 13 - 17,5m với lòng đường rộng từ 7 - 7,5m, hè hai bên rộng 3 - 5m.

Khi đi qua khu vực quá khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể xem xét thu hẹp cục bộ vỉa hè, tuy nhiên phải đảm bảo số làn xe theo quy định và sẽ được xây dựng cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ở giai đoạn sau”.

Nội dung đơn của đông đảo nhân dân ngõ 124 cho hay, con ngõ nội bộ này chỉ thuộc loại công trình cấp IV với kinh phí phê duyệt ban đầu là 49 tỷ cho 509m ngõ hiện đã đội vốn lên hơn 197 tỷ đồng (chắc chắn đây không phải là con số cuối cùng).

Vì vậy, đây là D.A gây lãng phí ngân sách và tiền thuế của nhân dân một cách ghê gớm trong khi Nhà nước phải tiết kiệm chi tiêu; xâm phạm lợi ích chính đáng của người dân. Tại sao phải chấp nhận một DA đội vốn gấp 4 lần như vậy?

Trong một diễn biến khác, ngày 21/10/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT có Công văn số 733 về việc chuyển đơn tố cáo của công dân tại ngõ 124 Âu Cơ đến UBND TP Hà Nội để giải quyết theo quy định.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Hành trình từ 2 bàn tay trắng trở thành tỷ phú đôla của vị đại gia Vĩnh Phúc

1 triệu tỷ đồng cho NSNN nhìn từ ngành phi tài nguyên

Thách thức của ngành thuế cuối 2016

Một triệu tỷ đồng là mục tiêu mà Bộ Tài chính được Chính phủ và Quốc hội giao phải đạt được trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2016. Tính đến cuối tháng 9/2016, kế hoạch trên đã đạt được 75%, nhưng con số 25% trong 3 tháng cuối năm được xem là thách thức lớn đối với ngành.

Thực tế, nguyên nhân của sự khó khăn trong việc thu đúng, thu đủ Ngân sách Nhà nước đã xuất hiện từ năm 2015 khi giá dầu bắt đầu dò đáy. Kịch bản ngân sách khi giá dầu còn 30 USD một thùng không xảy ra do giá hiện đã ở mức cao nhất trong vòng một năm, nhưng mức thu từ nguồn tài nguyên này trong năm 2016 vẫn rất eo hẹp.

1 triệu tỷ đồng cho NSNN nhìn từ ngành phi tài nguyên - Ảnh 1.

Sự khó khăn của Ngân sách Nhà nước xuất phát từ việc ngành dầu khí khó khăn và chỉ có thể trông vào nguồn thu các doanh nghiệp lớn.

Theo đó, thu ngân sách từ dầu thô trong 3 quý đầu năm 2016 chỉ bằng 42% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 54,7% dự toán. Tỷ lệ này thậm chí còn giảm so với thời điểm kết thúc quý I/2016, khi đóng góp của ngành dầu vào ngân sách khi ấy bằng 46% cùng kỳ năm 2015.

Trước việc nguồn thu từ tài nguyên khó khăn, ngân sách chỉ có thể trông vào nguồn thu từ thuế, lợi nhuận, quỹ của các công ty, tập đoàn Nhà nước, thu từ xuất nhập khẩu. Tuy vậy, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng chỉ ước đạt 72% dự toán năm khi kết thúc 9 tháng đầu năm.

Như vậy, 3 tháng cuối năm, tổng số thu từ xuất nhập khẩu sẽ phải đạt ít nhất 75.600 tỷ đồng nữa mới đạt được kế hoạch đề ra cho riêng bộ phận này, chưa kể phần hụt thu từ dầu khí.

Tương tự như năm trước, phần hụt này có thể được bù đắp bởi nguồn thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó đứng đầu là các đơn vị trong ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và các tập đoàn kinh doanh đầu ngành.

‘Trụ đỡ’ doanh nghiệp, công ty lớn

Thực tế, tài nguyên từ lâu đã được nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ không thể trở thành “nguồn lực tăng trưởng mãi mãi”. Xu hướng của thế giới cũng chỉ rõ, ngân sách quốc gia muốn vững bền cần tới các trụ đỡ là doanh nghiệp, công ty lớn. Những trụ đỡ này phải có nguồn nộp thuế, quỹ ổn định, có xu hướng tăng trưởng tốt, đảm bảo số thu đều đặn cho ngân sách trong dài hạn.

Tuy nhiên, ngay cả các doanh nghiêp lớn thì không phải đơn vị nào cũng có thể hoàn thành được kế hoạch ban đầu và có tăng trưởng trong đóng góp với Ngân sách.

Cụ thể, một ngân hàng lớn từng đóng góp chỉ riêng thuế đã là 2.000 tỷ đồng vào Ngân sách nhưng lại có thời điểm từ chối trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông lớn là Bộ Tài chính với con số ước tính gần 2.400 tỷ đồng. Một ngân hàng khác cũng tương tự, khi đến nay vẫn từ chối trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông Nhà nước đang nắm tới 64,5% vốn.

Trong khi đó, điểm sáng nằm tại một số đơn vị khác như Vietcombank, Viettel, Vinamilk…

Riêng Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel trong năm 2014 mới chỉ đóng góp ngân sách khoảng 27.457 tỷ đồng, thì đến năm 2015, con số đã tăng lên 40.882 tỷ đồng. Mức thu của riêng tập đoàn này trong năm 2015 đã cao hơn cả thu địa phương của 13 tỉnh thành đồng bằng Sông Cửu Long (40.680 tỷ đồng).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự ổn định, bền vững của ngân sách Nhà nước trong những năm tới sẽ phụ thuộc chính vào những “đầu tàu kinh tế” của đất nước ở những lĩnh vực phi tài nguyên với các tên tuổi như Viettel, Vinamilk, Vietcombank… hay những doanh nghiệp thuộc khối tư nhân hoàn toàn như Vingroup, Trường Hải…

Chỉ khi những ngành sản xuất, dịch vụ đóng vai trò chính với ngân sách Nhà nước thì các cột trụ mới vững vàng.


Đào Chi Anh đã làm gì sau 3 năm điều hành The KAfe?

Đào Chi Anh sinh năm 1984, quê gốc ở Hà Nội. Cô sinh ra ở Nga, sống một thời gian dài ở Đức, Đài Loan, sau đó làm việc ở Singapore gần 8 năm…và thường xuyên di chuyển tới sống tại nhiều nơi theo công việc của gia đình.

Cô gái 8X Đào Chi Anh được biết đến nhiều ở Việt Nam bởi là người sáng lập chuỗi cửa hàng The KAfe (KAfe Group - được thành lập vào năm 2013) và là tác giả của những đầu sách nấu ăn best-seller (“Chuyên 2 Căn Bếp" và “Hai Căn Bếp Ngọt Ngào”), thường xuyên xuất hiện trên truyền hình.

KAfe Group của Đào Chi Anh được biết đến là chuỗi cửa hàng cafe đô thị phục vụ ẩm thực fusion (phong cách lai Âu Á) đầu tiên tại Việt Nam với 4 thương hiệu – The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box.

Cuối năm 2015, The KAfe đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư Hongkong New Asia Partners (NAP).

Theo đó, NAP sẽ sở hữu ít nhất 40% vốn của The KAfe, đồng thời giúp doanh nghiệp này phát triển thương hiệu, mở thêm nhà hàng trên phạm vi toàn quốc.

Đào Chi Anh đã làm gì sau 3 năm điều hành The KAfe? - Ảnh 1.

Chỉ hơn nửa năm sau khi được NAP “đỡ đầu”, cộng đồng khởi nghiệp Việt xôn xao khi Start-up của Đào Chi Anh nhận được khoản đầu tư khổng lồ lên tới hơn 5,5 triệu USD (gần 130 tỷ đồng) từ Quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông.

Với những tin vui dồn dập về mặt tài chính, The KAfe cũng gấp rút khai trương một loạt nhà hàng, bắt đầu tiến quân vào TP.HCM, thị trường vốn rất khắc nghiệt.

Tính đến thời điểm hiện tại, chuỗi này đã có 25 cửa hàng, gần đúng với dự định mở 26 cửa hàng vào cuối năm 2015 của Đào Chi Anh. Cô gái sinh năm 1984 còn tham vọng IPO trên sàn chứng khoán nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế.

Tuy nhiên, ngành F&B không hề dễ dàng tại Việt Nam khi nhu cầu thị trường đã chững lại và các đối thủ cạnh tranh có nhiều chiêu thức mới. Bên cạnh đó là áp lực về tăng trưởng doanh số và lợi nhuận sau khi gọi vốn, CEO The KAfe gặp không ít những khó khăn.

Vào những ngày đầu tháng 6/2016, The KAfe phải đối diện với việc bị đối tác tố cáo chiếm dụng vốn kinh doanh, không chịu thanh toán nợ. Số tiền nợ được cho là lên tới hơn 4 tỷ đồng. Với một doanh nghiệp non trẻ như The KAfe, đây là số tiền không hề nhỏ.

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Đào Chi Anh cho biết sẽ chính thức thôi vị trí CEO The KAfe sau 3 năm gắn bó và tâm huyết, kể từ ngày 25/10. Ngay sau đó ít phút, Công ty TNHH Ẩm thực KAfe cũng đã thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, vốn điều lệ của công ty đã tăng hơn 15 lần, đặc biệt 100% vốn của công ty hiện nay đều là vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, nhiều khả năng KAfe Group do Đào Chi Anh sáng lập đã bán hẳn cho nước ngoài.

Sau 3 năm thăng trầm, Đào Chi Anh đã cắt duyên với startup đầu tay của chính mình. Còn nhớ, trong một bài phỏng vấn, nguyên CEO The KAfe từng nói:

"Thế giới này vô cùng rộng mở và cái gì cũng có khả năng thành công hoặc không. Nhưng nếu không thành công, nó sẽ chỉ là phương án này không thành công chứ nó không phải đường cùng. Thậm chí, nếu công ty của mình phá sản thì mình sẽ coi đó là một bài học để mình bắt đầu một công ty khác".

Liệu cô gái được truyền thông ca ngợi là đầy bản lĩnh và là tấm gương sáng của cộng đồng khởi nghiệp Việt sẽ sớm bắt đầu với một dự án khác như từng tuyên bố trước đây?

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla

Ông Trịnh Văn Quyết sẽ sớm chiếm ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/10, sàn chứng khoán Việt Nam đã chính thức có 2 tỷ phú USD, là ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Tài sản của hai tỷ phú này lần lượt là 31.134 tỷ đồng và 23.209 tỷ đồng.

Theo cơ cấu tài sản trên sàn của 2 tỷ phú này, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm duy nhất cổ phiếu của VIC, với tỷ lệ 27,45%. Trong khi đó, ông Quyết giữ cổ phần tại cả FLC và ROS, bao gồm 14,59% vốn tại FLC và 65,01% vốn của ROS.

Ông Trịnh Văn Quyết sẽ sớm chiếm ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 1.

Con đường gia tăng tài sản của ông Quyết thậm chí còn ấn tượng hơn nhiều so với tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng.

Thống kê cho thấy, trong 10 phiên gần đây nhất, cổ phiếu ROS tăng 29.000 đồng, tương ứng tăng 57,9% so với giá mở cửa ngày 14/10. Ngược lại, VIC giảm 200 đồng, tương ứng giảm 0,005% thị giá phiên ngày 14/10, còn mức giảm của FLC là 520 đồng, tương ứng 10% thị giá.

Nếu lịch sử 10 phiên gần nhất lặp lại, tức tỷ lệ tăng giảm % giá của 3 cổ phiếu này vẫn giữ nguyên thì đến ngày 11/11, tài sản trên sàn của ông Phạm Nhật Vượng còn khoảng 31.000 tỷ đồng, còn ông Trịnh Văn Quyết sẽ tăng lên mức 36.200 tỷ đồng.

Khi ấy, ông Quyết sẽ chính thức vượt ông Vượng trong danh sách tỷ phú giàu nhất trên sàn, và cũng sẽ trở thành người có tài sản trên sàn cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Việt Nam vừa có tỷ phú USD thứ hai

Hàng loạt cổ phiếu bia tăng vọt “chào mừng” Habeco lên sàn Upcom

Ngày hôm nay (28/10/2016), cổ phiếu BHN của Tổng TCTP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã chính thức chào sàn Upcom với giá tham chiếu 39.000 đồng/cp.

Ngay khi mở cửa phiên giao dịch, đã có tổng cộng 2,4 triệu cổ phiếu BHN được đặt mua tại mức giá trần 54.600 đồng (biên độ 40% này chào sàn), tuy nhiên vẫn chưa có cổ phiếu BHN nào bán ra.

Trước đây, giới đầu tư không chú ý nhiều tới cổ phiếu bia bởi tính thanh khoản thấp và không có nhiều sự lựa chọn.

Tuy nhiên, việc BHN lên sàn Upcom đã thay đổi tất cả và dòng tiền đang đổ mạnh vào các cổ phiếu “họ” Sabeco, Habeco trên thị trường như WSB (Bia Sài Gòn- miền tây), BSP (Bia Sài Gòn- Phú Thọ), SMB (Bia Sài Gòn – miền Trung), SCD (NGK Chương Dương), HAT (Habeco Trading).

Hàng loạt cổ phiếu bia tăng vọt “chào mừng” Habeco lên sàn Upcom - Ảnh 1.

Tính tới thời điểm 10h, SMB, HAT đều tăng kịch trần; Trong khi đó, BSP tăng 13,8%, WSB tăng 7,1%, SCD tăng 2%.

Trong đó, nếu giữ nguyên đà tăng tới hết phiên giao dịch thì cổ phiếu HAT sẽ có trọn 1 tuần tăng trần. Thị giá HAT hiện đạt 66.600đ, tăng 61% so với tuần trước đó và đây cũng là cổ phiếu tăng mạnh nhất TTCK Việt Nam trong tuần vừa qua.

Hàng loạt cổ phiếu bia tăng vọt “chào mừng” Habeco lên sàn Upcom - Ảnh 2.

Diễn biến giao dịch HAT trong tuần qua

Mất bao lâu để ông Trịnh Văn Quyết chiếm ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Vietlott khuyến cáo không mua vé Mega 6/45 bán dạo

Trao đổi với Zing.vn, đại diện Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) lí giải về tình trạng vé số tự chọn của đơn vị này bán tràn lan ở các tỉnh miền Tây trong khi chưa mở đại lý chính thức tại các tỉnh thành này.

Theo đơn vị phát hành xổ số Mega 6/45, Vietlott không có nhân viên bán vé số dạo. Việc vé số tự chọn của Vietlott xuất hiện tại những địa bàn mà đơn vị chưa có đại lý là hoạt động giao dịch giữa người chơi với nhau theo quy luật cung-cầu của thị trường.

"Người mua vé tự chọn số hoặc ủy thác cho máy chọn số tại các đại lý của Vietlott có quyền thực hiện các giao dịch dân sự với tấm vé mình đã mua (bán lại cho người khác).

Họ có quyền sử dụng tấm vé vào bất kỳ mục đích nào, bao gồm mua bán kiếm chênh lệch. Vietlott không có quyền can thiệp vào các giao dịch dân sự này", đại diện của đơn vị cho hay.

Vị này nói thêm, các vé số được bán tại các tỉnh thành được các đại lý in ra tại thời điểm bán theo hình thức ủy thác máy tính tự chọn số, một trong hai hình thức chọn số khi chơi xổ số Mega 6/45, nên tấm vé vẫn là vé số tự chọn, không vi phạm bản chất kinh doanh loại hình xổ số 6/45.

Trên trang chủ của công ty cũng không đề cập tới việc không trao thưởng cho những vé mua bán trao tay.

Tuy nhiên, Vietlott khuyến cáo, người dân nên đến trực tiếp các điểm bán hàng với nhận dạng thương hiệu Vietlott để được các nhân viên điểm bán đảm bảo các quyền lợi như mua vé đúng giá phát hành, tránh rủi ro bị lừa đảo hoặc mua vé với giá tiền cao hơn mệnh giá in trên vé.

Trước đó, ngày 22/10, tại cuộc họp thường niên lần thứ 108 của Hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam, nhiều lãnh đạo các đơn vị XSKT cho rằng, Vietlott đã cạnh tranh không lành mạnh khi xuất hiện vé số tự chọn của đơn vị này được bán dạo với giá cao hơn giá niêm yết.

Từ đây, đã có thông tin vé trúng 92,03 tỷ của gia đình chị Đào cũng là vé bán dạo, không hợp lệ và có thể bị thu hồi. Trong khi đó, đại diện của Vietlott cho hay các hoạt động mua bán lại vé đã mua từ đại lý của công ty là hoàn toàn hợp lệ và tuân thủ pháp luật về giao dịch dân sự.

Bình luận về việc giải đặc biệt của XSKT được nâng lên 2 tỷ đồng, người đại diện Vietlott cho rằng đây là thông tin đáng mừng vì sau sự góp mặt của xổ số Mega 6/45 , thị trường xổ số đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn và người hưởng lợi trực tiếp chính là người chơi.

Vietlott cũng tiết lộ sẽ mở rộng tới ba tỉnh thành miền Bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vào tháng 12 và ba tỉnh thành miền Trung là Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắk vào tháng 11 với mỗi địa phương gần 300 thiết bị đầu cuối.

Trịnh Văn Quyết: Từ tay không lập cơ đồ trở thành tỷ phú đôla

Đào Chi Anh bán The KAfe cho đối tác ngoại?

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Đào Chi Anh, cô chủ của thương hiệu The KAfe chia sẻ về việc sẽ rời vị trí CEO từ ngày 25/10. Quyết định của Chi Anh đưa ra sau gần một năm nhận vốn đầu tư 5,5 triệu USD khiến cộng đồng khởi nghiệp xôn xao.

3 năm gây dựng

Cái tên Đào Chi Anh đã rất nổi, từng làm mưa làm gió cộng đồng khởi nghiệp Việt suốt 3 năm qua. Sinh năm 1984, quê gốc ở Hà Nội nhưng Đào Chi Anh lại được sinh ra ở Nga và sống một thời gian dài ở Đức, Đài Loan.

Sau gần 8 năm bươn chải ở Singapore, Chi Anh mang theo tình yêu với ẩm thực, về Việt Nam làm bến đỗ khởi nghiệp.

Năm 2011, Kitchen Art Store & Studio do Đào Chi Anh cùng một người bạn mở ra, chính thức khai trương tại số 38/27 Xuân Diệu. 2 năm sau đó, The KAfe, thương hiệu gắn liền với tên tuổi cô sau này, mở cửa như một bước tiến hiển nhiên của Kitchen Art.

KAfe Group là một chuỗi nhà hàng cafe tiên phong trong việc mang đến những món ăn mới lạ, lai Âu Á với 4 thương hiệu The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box.

Cũng tại thời điểm đó, không ít người tỏ ra nghi hoặc về thành công của chuỗi cafe ẩm thực này nhưng Chi Anh đã đập tan hoài nghi với kết quả kinh doanh khả quan.

Những ngày giáp Tết năm 2015, The KAfe ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư Hongkong New Asia Partners (NAP). Theo đó, NAP sẽ sở hữu ít nhất 40% vốn của The KAfe, đồng thời giúp doanh nghiệp này phát triển thương hiệu, mở thêm nhà hàng trên phạm vi toàn quốc trong năm 2015-2016.

Nửa năm sau, The KAfe nhận thêm tin vui khi Quỹ đầu tư Cassia Investments - một quỹ góp vốn tư nhân tập trung vào ngành tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc - quyết định rót 5,5 triệu USD cho chuỗi nhà hàng The KAfe.

Tại thời điểm đó, KAfe Group cho biết khoản đầu tư này sẽ phục vụ kế hoạch mở rộng The KAfe trên toàn Việt Nam, bắt đầu bằng việc khai trương 4 địa điểm mới tại TP.HCM vào cuối tháng 10 và sẽ nâng tổng số nhà hàng trên cả nước lên con số 26 vào cuối năm nay.

Cô gái sinh năm 1984 còn tham vọng IPO trên sàn chứng khoán nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế.

The KAfe về tay nước ngoài?

Tham vọng là thế nhưng bước đi của Đào Chi Anh gặp không ít trắc trở. Áp lực về việc mở rộng quy mô, doanh thu… đè nặng lên vai khi các quỹ nước ngoài rót tiền.

Đào Chi Anh bán The KAfe cho đối tác ngoại? - Ảnh 1.

Số lượng mở cửa hàng của The KAfe đã giảm. Đồ hoạ: K.Linh.

Đầu năm nay, The KAfe liên tiếp vướng vào lùm xùm liên quan đến việc bị hai đối tác tố cáo chiếm dụng vốn kinh doanh, không chịu thanh toán nợ. Số tiền nợ được cho là lên tới hơn 4 tỷ đồng.

Trong khi đó, The KAfe không còn nhận được quá nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Hoạt động của đơn vị chững lại.

Theo kế hoạch, The KAfe sẽ mở 26 cửa hàng cuối năm 2016 nhưng thực tế doanh nghiệp đã phải cắt giảm từ 16 cửa hàng năm 2015 xuống còn 14 cửa hàng tính đến tháng 9 năm 2016. Cả 2 cửa hàng cắt giảm đều ở TP.HCM.

Cùng thời điểm Đào Chi Anh chính thức "giã từ" CEO KAfe Group, theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia, số vốn điều lệ của doanh nghiệp được điều chỉnh tăng từ 16 tỷ đồng lên 244,8 tỷ đồng vào ngày 25/10.

Trước đó, The KAfe được thành lập năm 2013 và đến tháng 3/2015 có số vốn 8 tỷ đồng. Doanh nghiệp sau đó tăng vốn lên 16 tỷ đồng vào tháng 10/2015.

Đây chính là thời điểm startup của Đào Chi Anh huy động được 5,5 triệu USD của nhà đầu tư Cassia Investments.

Hơn một năm gọi vốn thành công, vốn điều lệ của The KAfe không thay đổi, giữ ở con số 16 tỷ đồng.

Cùng với việc tăng vốn điều lệ gấp hơn 15 lần, theo đăng ký trên Cổng đăng ký doanh nghiệp, KAfe cũng chuyển từ 100% tư nhân trở thành 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp cho biết đã cử một thành viên Hội đồng quản trị điều hành doanh nghiệp trong thời gian tìm kiếm CEO mới.

Trong khi đó, theo nguồn tin của Zing.vn, lý do mà Đào Chi Anh nghỉ làm CEO của công ty này là không tìm được tiếng nói chung với HĐQT về hướng phát triển của Kafe Group trong thời gian tới.

Hà Nội: Làm 509m vỉa hè ngốn gần 168 tỷ đồng

CPI tháng 10 tăng mạnh, lạm phát đang ở mức 4%

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2016 tăng 0,83% so với tháng trước, và tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu so với tháng 12 năm trước, mức tăng là 4%.

Điều đó có nghĩa, lạm phát theo cách tích hiện nay của Việt Nam sau 10 tháng đang ở mức 4%, dự báo lạm phát năm nay có thể xoay quanh ngưỡng 5% - như mục tiêu Quốc hội quyết nghị.

Còn nếu tính theo cách mới, mà Tổng cục Thống kê đang đế xuất, thì lạm phát đang là 2,27%. Đây chính là CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước.

Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 10/2016, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng giá.

Cụ thể, thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,07%; giao thông tăng 2,02%; giáo dục tăng 0,61%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,31%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,17%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%.

Trong khi đó, có hai nhóm hàng giảm giá, đó là văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,02%) và bưu chính - viễn thông (giảm 0,12%).

Việc CPI tháng 10 bất ngờ tăng mạnh được cho chủ yếu là vì giá dịch vụ y tế tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh trong tháng này. Chỉ riêng việc nhóm hàng này tăng giá đã làm cho CPI tăng khoảng 0,5%.

Cùng với đó, việc nhóm thực phẩm tăng 0,26% do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vào mùa cưới tăng cao, bên cạnh đó giá các mặt hàng rau củ tăng mạnh do ảnh hưởng của mưa lũ đặc biệt ở các tỉnh miền Trung làm sản lượng rau xanh trên thị trường giảm, cũng tác động mạnh tới CPI tháng 10/2016.

Chuyện giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 5/10 và 20/10/2016 cũng làm cho chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 4,14% so với tháng trước, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,17%.

Ngoài ra, chuyện tăng học phí, điều chỉnh giá gas… cũng đã góp phần đẩy CPI tháng 10 tăng cao so với tháng trước.

Nhìn tổng thể từ năm 2007 trở lại đây, mức tăng 0,83% của tháng 10/2016 cũng thuộc diện khá cao, chỉ thấp hơn mức tăng 1,05% của tháng 10/2010 và 0,85% của tháng 10/2012.

Tháng 10 đã tăng cao như vậy, theo dự báo, CPI sẽ tiếp tục tăng trong hai tháng còn lại của năm, và sẽ tác động tới lạm phát của năm 2016.

Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 10/2016 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,86% so với cùng kỳ. Mười tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015, mức tăng là 1,82%.

Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 10, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

Bình quân 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung (tăng 2,27%) và lạm phát cơ bản (tăng 1,82%), độ doãng giữa hai chỉ số này không lớn, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Hà Nội: Làm 509m vỉa hè ngốn gần 168 tỷ đồng

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Samsung muốn xin miễn thuế với Note 7 bị trả lại

Sau khi phát hiện lỗi trong quá trình sản xuất của sản phẩm Samsung Galaxy Note 7, Tập đoàn Samsung đã quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm này trên thị trường.

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), một trong những nhà máy có sản xuất sản phẩm Samsung Galaxy Note 7, phải thực hiện chiến dịch thu hồi này.

Công ty cho biết, trong thời hạn bảo hành với các sản phẩm đã bán đi sẽ được thực hiện chính sách đổi mới sản phẩm Galaxy Note 7 nhằm bảo đảm sự an toàn của khách hàng.

Hiện, SEVT phân phối hàng hoá tại Việt Nam thông qua chi nhánh nội địa, sau đó chi nhánh này bán cho người tiêu dùng qua các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ.

Do đó, quá trình thu hồi sản phẩm bị lỗi của nhà máy SEVT sẽ thực hiện thông qua chi nhánh của đơn vị này.

Theo đó, chi nhánh của SEVT sẽ thu hồi sản phẩm bị lỗi từ người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung tâm dịch vụ bảo hành và làm thủ tục xuất trả lại sản phẩm lỗi cho nhà máy.

Sau đó nhà máy sẽ thực hiện xuất trả lại sản phẩm mới cùng chủng loại với số lượng sản phẩm tương ứng lượng sản phẩm lỗi đã nhập về, chi nhánh sẽ trả lại người tiêu dùng cuối cùng.

SEVT cho biết, tại khoản c, điểm 9, điều 16, Luật thuế xuất khẩu 107/2016 và điểm 1,2 mục III, công văn 12166 của Bộ Tài chính ngày 31/8/2016 quy định về việc miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập.

Do đó, công ty cho rằng, việc đổi trả hàng có thể áp dụng theo hình thức tạm nhập tái xuất đối với SEVT và tạm xuất tái nhập đối với chi nhánh khi thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi sản phẩm bị lỗi từ khách hàng và xuất trả sản phẩm mới thông qua chi nhánh.

Theo SEVT, sản phẩm thay thế vẫn là Galaxy Note 7 với số serial và IMEI mới theo quy định, SEVT hiểu rằng số lượng sản phẩm lỗi bị trả lại cùng với số lượng sản phẩm thay thế mới sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

"Mong Tổng cục Hải quan cân nhắc tình huống đặc thù và khẩn cấp của chúng tôi để xác nhận đề xuất trên đây và có hướng dẫn cụ thể để chúng tôi tiến hành đổi trả hàng thay thế cho người tiêu dùng cuối cùng", SEVT đề nghị trong văn bản.

Mới đây, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã khuyến cáo người tiêu dùng ngay lập tức ngừng sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7.

Đồng thời, liên hệ với Công ty Samsung Vina và các Trung tâm chăm sóc khách hàng của Samsung để trả lại sản phẩm và tham gia chương trình đổi mới sản phẩm.

Theo đó, người tiêu dùng mang sản phẩm đến thực hiện việc đổi mới sẽ được cung cấp một sản phẩm Samsung Galaxy A3 (6) hoàn toàn mới để sử dụng trong quá trình thực hiện việc đổi mới.

Sau khi nhận sản phẩm Galaxy Note 7 mới, người tiêu dùng có thể lựa chọn trả lại hoặc trả 60% giá trị để sở hữu sản phẩm Galaxy A3 đã mượn.

Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, hiện ở Việt Nam chưa ghi nhận vụ việc cháy nổ nào đối với sản phẩm có liên quan. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đã xảy ra các vụ cháy nổ khi đang sạc pin hoặc đang sử dụng sản phẩm.

Trước đó, Mỹ đã ra cảnh báo người dùng về sự cố nổ pin của Samsung Note 7. Nhiều hãng hàng không trên thế giới, ở Việt Nam là Vietnam Airlines cũng đã ra cảnh báo cấm hành khách không mang điện thoại Samsung Note 7 lên máy bay.

Sự việc giống như một cơn ác mộng với gã khổng lồ điện tử của Hàn Quốc. Vốn hoá của hãng đã bốc hơi hơn 22 tỷ USD, cổ phiếu giảm hơn 11% kể từ khi thông tin bất lợi về chiếc Samsung Note 7 được công bố cách đây vài ngày.

Cháu ông Ban Ki-moon âm mưu bán tòa nhà Keangnam của Việt Nam

Sếp Fsoft: Càng lên cấp lãnh đạo cao càng cô đơn, càng dễ ngoại tình

Việc ngoại tình đôi khi bắt nguồn từ ý muốn thể hiện quyền lực, khi càng lên cấp lãnh đạo cao, quyền lực càng lớn thì điều này càng dễ xảy ra.

Gia nhập FPT sau khi tốt nghiệp đại học Bách khoa năm 1993, doanh nhân Hoàng Nam Tiến trải qua nhiều vị trí lãnh đạo của tập đoàn này từ phó giám đốc trung tâm phân phối máy tính, trưởng phòng kinh doanh FPT, phó giám đốc chi nhánh FPT-HCM,… và hiện tại là chủ tịch Fsoft.

Công việc của một lãnh đạo tập đoàn lớn áp lực không hề nhỏ khi chính ông từng thống kê vui một năm dự gần nghìn cuộc họp, bay hơn 100 chuyến cách đây vài năm.

Mới đây, chia sẻ với tạp chí Doanh nhân, ông Tiến cho biết ngoài công việc thì áp lực tâm lý đối với một người trên cương vị lãnh đạo không hề nhỏ. Theo ông có 3 áp lực thường xuyên họ phải đối mặt.

Sự cô đơn

Chủ tịch Fsoft cho biết: “Tất cả các lãnh đạo đều biết, áp lực đầu tiên chính là sự cô đơn. Vẫn con người đó, nếu ở vị trí thấp, có thể thể chia sẻ được với nhiều người: có thể hỏi ý kiến cấp trên, đồng nghiệp và những người cấp dưới mình hoặc thậm chí kể với người bạn đời…

Nhưng càng lên cấp cao hơn thì sự chia sẻ càng ít đi và khi lên đến vị trí đứng đầu một tổ chức thì hầu như họ không có người để chia sẻ.”

Trong khi lãnh đó, lãnh đạo thường xuyên phải trăn trở về rất nhiều vấn đề như chiến lược kinh doanh, những khó khăn trong thương trường, những áp lực từ chính quyền và nhiều khi, có cả những vấn đề về gia đình. Vì vậy, có hẳn một khái niệm là “nỗi cô đơn lãnh đạo”.

Một nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review cũng từng nghiên cứu liệu các CEO cảm thấy cô đơn đến mức nào. Các tác giả cho biết một nửa các CEO trong khảo sát của họ từng trải qua sự cô đơn trên cương vị đứng đầu một công ty.

Và trong nhóm này, 61% tin rằng điều này cản trở hiệu quả làm việc của họ. Những người lần đầu đứng vào vị trí CEO là những người dễ trải qua cảm giác này. Gần 70% những người lần đầu làm CEO cho biết sự cô đơn tác động tiêu cực đến hiệu suất của họ.

Trách nhiệm

“Áp lực thứ 2 là trách nhiệm, có một ý mà chúng tôi luôn luôn nói với nhau là người lãnh đạo có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không bao giờ từ bỏ được trách nhiệm. Bởi vì đằng sau họ là cuộc sống hàng nghìn, hàng vạn con người”, chủ tịch Fsoft chia sẻ.

Ngoài trách nhiệm với công ty, người lao động, những nhà lãnh đạo vĩ đại còn gánh cả áp lực trách nhiệm cộng đồng. Tạp chí Stanford Business cho rằng khi áp lực cộng đồng càng lớn có thể đem lại kết quả tốt hơn cho xã hội.

Ví dụ Nike trở thành người đứng đầu ngành trong việc cải thiện điều kiện làm việc tại châu Á sau khi vấp phải chỉ trích của những nhà hoạt động vào những năm 1990.

Hay như năm 2005, Wal-Mart đáp lại những chỉ trích bằng cách áp dụng quản lý nhân viên tiến bộ hơn, ý thức cộng đồng và môi trường cao hơn như cắt giảm sử dụng năng lượng và yêu cầu trách nhiệm sinh thái với những nhà cung cấp của mình.

Những quyết định này cũng xuất phát từ trách nhiệm của nhà lãnh đạo.

Ngoại tình

Ông Tiến chia sẻ thêm: “Áp lực thứ 3 có liên quan đến việc ngoại tình. Khi nghiên cứu về tâm lý lãnh đạo, có một kết luận đưa ra là với lãnh đạo, kể cả nam lẫn nữ, thì xu hướng ngoại tình rất cao.

Điều này xuất phát một cách rất tự nhiên là khi ở vị trí lãnh đạo cơ hội tiếp xúc và bị người khác “tấn công” tăng vọt lên.

Bên cạnh đó, việc ngoại tình đôi khi bắt nguồn từ ý muốn thể hiện quyền lực, khi càng lên cấp lãnh đạo cao, quyền lực càng lớn thì điều này càng dễ xảy ra.

Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý của nước ngoài khẳng định điều này, còn tại Việt Nam thì ít được đề cập đến và nhiều doanh thân có thể không thừa nhận nhưng trong thâm tâm họ sẽ gật đầu với ý kiến của tôi.”

Nếu nhìn ra thế giới, không hiếm những nhà lãnh đạo thế giới, chính trị gia vướng vào việc ngoại tình. Có thể kể đến như việc cựu tổng thống Bill Clinton ngoại tình với Monica Lewinsky khiến ông bị Hạ viện Mỹ luận tội vào năm 1999.

Tuy nhiên sau đó ông được Thượng viện tha bổng và an toàn kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào năm 2001.

Cháu ông Ban Ki-moon âm mưu bán tòa nhà Keangnam của Việt Nam

Đại gia Trịnh Văn Quyết: "Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương"

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC mới đây đã trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt sau khi thu mua thành công gần 100 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Foros.

Vị đại gia đến từ Vĩnh Phúc này từ luật sư đã rẽ ngang sang làm bất động sản và ông đã gặt hái được những thành tựu khá bất ngờ. Với ông, đó là một cơ duyên cũng là cơ hội cho chính bản thân mình.

"Là luật sư, tôi có quen một số khách hàng kinh doanh bất động sản khá lớn tại Hà Nội. Làm tốt rồi, khách hàng lại giới thiệu khách hàng, tư vấn riết rồi thành chuyên về lĩnh vực này. Mình biết thủ tục, hiểu cách làm, rồi lại thấy cơ hội kinh doanh ở đây. Cứ thế mở rộng sang mảng hoạt động này", ông chia sẻ.

Sau khi thành công trong một vài dự án, thấy cơ hội mở ra nhiều nên ông tiếp tục dấn thân và theo đuổi "nghề". Ít ai biết được rằng, để có được những thành công như ngày hôm nay, ông Quyết đã phải trải qua vô vàn khó khăn, lập nghiệp gần như từ 2 bàn tay trắng.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 1.

Thành công như ngày hôm nay, ông Quyết đã trái qua khá nhiều khó khăn. Ngay từ khi tốt nghiệp cấp 3 ông vào TP.HCM học sửa chữa điện tử và tối tự học để nuôi chí sẽ đi học Đại học. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, ông Trịnh Văn Quyết đã đam mê kinh doanh khi mở văn phòng gia sư, buôn bán điện thoại.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 2.

Từ khi còn đang học Đại học Luật Hà Nội, ông Quyết đã mở văn phòng gia sư đầu tiên ở Hà Nội. Sau đó, ông đi buôn điện thoại do giá cước liên lạc của Việt Nam thời đó còn rất cao so với khu vực và trên thế giới nên điện thoại được cho là mặt hàng hot, qua đó, lợi nhuận thu về cũng khá cao. Việc trưng bày điện thoại trong nhà như là cách để nhắc lại một thời gian khó đã qua.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 3.

Là một doanh nhân có xuất thân từ một luật sư nên bản tính ông Quyết có phần khá thận trọng. Chính ông cũng từng công nhân điều đó."Tôi thận trọng khi đặt bút ký và tìm kiếm bạn hàng. Thậm chí, tôi thận trọng đôi khi có phần thái quá nhưng khi cơ hội đến thì máu liều trong tôi cũng sôi sục chẳng thua kém ai", ông cho biết.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 4.

Đây được coi là triết lý kinh doanh của đại gia Trịnh Văn Quyết, là kim chỉ nam cho hoạt động của FLC. Ông luôn chú trọng yếu tố an toàn, đặt yếu tố an toàn lên vị trí hàng đầu trong các quyết định đầu tư, kinh doanh.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 5.

Theo quan điểm của ông, kinh doanh bất động sản cũng giống như kinh doanh bánh kẹo, hai yếu tố quan trọng là phải đúng thị hiếu người tiêu dùng và phải đưa sản phẩm ra đáp ứng ngay nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, từng địa bàn.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 6.

Ông Quyết chia sẻ điều này khi nói về hoạt động đầu tư kinh doanh vào FLC. Với ông, khi bạn dồn tất cả tiền của, tâm huyết của vào hoạt động này đó thì phải thận trọng vì đó là cả sự nghiệp. Do vậy, để "nó" được khỏe mạnh, phát triển thì chắc chắn phải đầu tư nhiều thời gian.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 7.

Là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt, ông Quyết cho rằng, số tài sản này luôn biến động và gắn với doanh nghiệp. Chính vì vậy, với ông, tài sản ông có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là số tài sản chính đáng.

Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương - Ảnh 8.

Khi được nhắc đến với vai trò là "doanh nhân nghìn tỷ", ông Quyết đã thẳng thắn nói: "Tôi không phải doanh nhân nghìn tỷ, mà Tập đoàn FLC là DN nghìn tỷ thôi!". Vị đại gia này cho hay, dù công việc bận rộn nhưng ông không quên xây dựng, vun đắp mái ấm hạnh phúc gia đình.

Bắc Ninh: Một tập đoàn Hàn Quốc đề xuất đầu tư dự án trường đua ngựa 500 triệu USD

Zara vừa chính thức mở bán online sau khi vào VN chưa đầy 1 tháng, khách hàng ngồi nhà cũng mua được quần áo

Theo nguồn tin từ Zara, website bán hàng online tại Việt Nam đã hoạt động từ ngày 1/10/2016, tức chưa đầy 1 tháng kể từ ngày thương hiệu này chính thức có mặt tại Việt Nam.

Trên Fanpage của Zara Việt Nam có thông báo: "Hiện tại chúng tôi đã setup xong hệ thống website, bắt đầu từ ngày 01/10/2016 chúng tôi chính thức bán hàng online trên website".

Zara mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 8/9/2016 và thu hút lượng khách đông đảo. Quản lý thương hiệu Zara tại Việt Nam, anh Rendy, cho biết anh vô cùng ngạc nhiên vì lượng khách đến nhiều hơn mong đợi.

Trước sự thành công bất ngờ tại cửa hàng đầu tiên tại TPHCM, thương hiệu này đã nhanh chóng đưa website bán hàng online đi vào hoạt động chỉ sau chưa đầy 1 tháng vào Việt Nam. Động thái này không gì khác nhằm tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn nữa, phá bỏ giới hạn địa lý mua sắm tại TPHCM.

Trước đó, sau ngày khai trương cửa hàng, trên Instagram đã xuất hiện một bài đăng đến từ một người có vẻ như là nhân viên của Zara Việt Nam. Cô gái này đã đăng tải bức hình mình chụp chung cùng với các nhân viên khác tại Zara kèm theo dòng chia sẻ "5,5 tỉ, phá vỡ kỷ lục - cửa hàng Zara có doanh thu ngày khai trương cao nhất trên toàn thế giới".

Thông tin này nhanh chóng được báo chí trong nước đưa lại đi kèm một dấu hỏi về tính xác thực của nó.

Mới đây, bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc công ty tư vấn nhân sự Talentnet, chia sẻ trong sự kiện HR Awards 2016 ngày 28/9, rằng Zara đã đến mời công ty bà hợp tác về nhân sự và tái khẳng định Zara thu về doanh thu 5 tỷ đồng trong ngày đầu bán hàng tại Việt Nam, cao gấp 2-3 lần dự kiến.

Bà Trinh cho biết thêm, lãnh đạo Zara rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và nhận thấy Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Họ sẽ phát triển thêm nhiều chi nhánh tại TP HCM và Hà Nội.

Đại gia Trịnh Văn Quyết: "Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương"

“Át chủ bài” của Hoàng Huy có gì?

TCH – HHS: Từ quan hệ “anh em” đến sở hữu liên kết

CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) thành lập năm 1995 và là doanh nghiệp đầu tiên mang thương hiệu Hoàng Huy. TCH hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe và bất động sản.

Khởi nguồn là đơn vị sản xuất, lắp ráp xe tải và sở hữu và đầu tư các dự án, tài sản bất động sản, tới năm 2015, TCH bắt đầu kinh doanh ô tô với việc ký kết thành công hợp đồng với hãng xe Navistar, Hoa Kỳ, qua đó trở thành nhà phân phối độc quyền kinh doanh xe tải thương hiệu International.

Hành trình để trở thành nhà phân phối của Navistar theo TCH kéo dài 2 năm do những yêu cầu cao của phía đối tác về năng lực tài chính, hệ thống phân phối, đáp ứng doanh số bán hàng và dung lượng thị trường, minh bạch trong tài chính và quản trị doanh nghiệp.

Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến TCH quyết định niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trong khi đó, CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (mã HHS-HoSE) thành lập năm 2008 nhưng niêm yết trên HoSE từ năm 2012.

Doanh nghiệp này chỉ có một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là sản xuất, nhập khẩu xe tải thương hiệu DongFeng từ Trung Quốc và sau đó là các hãng xe khác như Howo, Sinotruck.

“Át chủ bài” của Hoàng Huy có gì? - Ảnh 1.

Hai doanh nghiệp cùng dùng chung thương hiệu Hoàng Huy

Cùng cổ đông sáng lập, chung Chủ tịch HĐQT (ông Đỗ Hữu Hạ) và một số Thành viên HĐQT nhưng tính tới quý I/2016, hai doanh nghiệp hoạt động khá độc lập.

HHS từng có thời gian là nhà phân phối lớn cho TCH khi doanh nghiệp này bất đầu trở thành nhà phân phối xe tải thương hiệu International. Nhưng HHS sau đó hoạt động giống như đại lý của TCH.

Tuy nhiên, mối quan hệ “anh em” đơn thuần này có sự thay đổi lớn sau quyết định tái cấu trúc của Hoàng Huy. TCH dự kiến sẽ mua lại HHS với tỷ lệ mục tiêu tối đa 50%. Kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ HHS chấp thuận.

Kể từ quý II/2016, HHS đã trở thành công ty liên kết của TCH với tỷ lệ sở hữu của TCH là 24,54%, tương đương nắm giữ hơn 66 triệu cổ phiếu HHS.

Giá trị sổ sách của khoản đầu tư là 764,83 tỷ đồng, giá trị sổ sách bình quân mỗi cổ phiếu tương đương khoảng hơn 11.000 đồng/cp.

Theo báo cáo gần nhất, tính đến ngày 5/9, TCH đã sở hữu 80,42 triệu cổ phiếu HHS, chiếm 29,81% vốn. Phần lớn số cổ phần HHS đã mua trên được TCH mua lại từ cổ đông nội bộ.

Theo cơ cấu cổ đông hiện nay của HHS, TCH đã là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu gần 30%. Ngoài ra, quỹ PYN Elite Fund sở hữu 4,75%, ông Đỗ Hữu Hạ đã giảm sở hữu HHS xuống còn vỏn vẹn 1,78%.

Giá cổ phiếu HHS giao dịch trong khoảng từ 5.300-9.500 đồng/cp trong ba tháng trở lại đây.

Do HHS là công ty liên kết của TCH và giá trị đầu tư công ty liên kết được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu nên giá trị khoản đầu tư này sẽ không thay đổi theo biến động giá cổ phiếu HHS trên sàn mà phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

“Át chủ bài” của Hoàng Huy có gì? - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu HHS trong ba tháng gần đây

Theo thông báo mới đây của HHS, doanh nghiệp này sẽ tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt ngay sau khi hoàn thành BCTC quý III/2016.

Tỷ lệ cổ tức năm 2016 dự kiến là 15% nhưng chưa rõ HHS sẽ chi trả bao nhiêu trong đợt tạm ứng cổ tức đầu tiên này. Khoản tạm ứng cổ tức này sẽ được ghi nhận vào doanh thu tài chính của TCH trong quý IV này.

Hiện, HHS đang thông báo thực hiện mua vào hơn 20 triệu cổ phiếu HHS, trong đó có khoảng hơn 5 triệu cổ phiếu mua từ cổ đông nội bộ, còn lại 15 triệu cổ phiếu mua từ cổ đông bên ngoài. Nếu thực hiện thành công, TCH sẽ nắm giữ 37,25% vốn của HHS.

Tăng vốn trước giờ G, tài sản của TCH hiện có gì?

Không lâu trước khi công bố kế hoạch tái cấu trúc và mua lại tối đa 50% vốn của HHS, quy mô vốn của TCH đã tăng mạnh thêm gần 2.200 tỷ đồng từ 1.200 tỷ đồng lên 3.299,5 tỷ đồng. Trước và sau tăng vốn, ông Đỗ Hữu Hạ đều là cổ đông lớn nhất của TCH.

Ông Hạ đã góp thêm 773 tỷ đồng đầu tư vào TCH trong đợt tăng vốn này nhưng cũng thu về một khoản tiền sau đó khi TCH đầu tư vào HHS và mua lại từ nhóm cổ đông nội bộ. Tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch HĐQT TCH giảm xuống từ 50% vốn xuống còn 41,62%.

“Át chủ bài” của Hoàng Huy có gì? - Ảnh 3.

Vốn điều lệ của TCH sau khi tăng vốn

Tăng mạnh vốn chủ sở hữu dù nợ phải trả giảm khá, quy mô của TCH tăng gấp đôi, từ 1.997 tỷ đồng lên 4.105 tỷ đồng. Gia tăng đáng kể trong cơ cấu tài sản của TCH là khoản đầu tư vào các công ty liên kết.

Ngoài góp 765 tỷ đồng để mua Hoàng Huy, TCH còn góp vốn mới vào CTCP Đầu tư Thương mại Quốc tế Vinh Quang và CTCP Thương mại và Phát triển Việt Dũng, đồng thời gia tăng sở hữu tại một số công ty liên kết khác.

TCH chi cho các khoản trả trước cho người bán (hơn 517 tỷ đồng). Do vậy, dù nhận được lượng lớn từ tăng vốn nhưng vì phần lớn lại đem đi đầu tư nên lượng tiền trong quý tăng lên không đáng kể.

Mô hình tổ chức của Tài chính Hoàng Huy:

“Át chủ bài” của Hoàng Huy có gì? - Ảnh 4.

Tiền đã được sử dụng để đầu tư khá nhanh khi vốn huy động mới về.

Phía TCH cho biết doanh nghiệp này đã nhanh chóng xúc tiến, triển khai đồng bộ các dự án bất động sản và tăng cường nhập khẩu xe do vậy đã thực hiện tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu xây dựng trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án cũng như thanh toán tiền nhập khẩu mua xe.

Ở lĩnh vực kinh doanh xe, trong quý II vừa rồi, sau khi tăng vốn, TCH đã ký hợp đồng mua 315 xe đầu kéo Mỹ International. Lượng hàng trên hiện đã về và đang được phân phối. Xe đầu kéo Mỹ bắt đầu được TCH phân phối từ cuối tháng 9/2015.

Trong 3 tháng cuối năm trước, doanh số đạt 400 xe. Kế hoạch năm tài chính 2016, TCH sẽ nhập khoảng 2.000 xe để phân phối.

Với việc sở hữu trên 20% vốn HHS và sau này có thể lên mức tối đa 50%, các thương hiệu xe tải mà TCH liên quan khá đa dạng, từ International của Navista, Mỹ đến các thương hiệu Trung Quốc: Dongfeng, Howo, Sinotruck,…

Còn ở mảng kinh doanh bất động sản, sau khi tăng vốn, TCH đã mua lại và tăng thêm vốn tại các công ty liên kết là chủ đầu tư các dự án cải tạo tập thể cũ, như Dự án khu chung cư 2,3 tầng Đổng Quốc Bình, Lê Chân, TP Hải Phòng; Dự án khu tập thể Cảng số 311, 313 đường Đà Nẵng, TP Hải Phòng; Dự án khu chung cư số 47 Lê Lai, Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Không chỉ các công ty liên kết, bản thân TCH cũng đang trực tiếp đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở U1, U2, U3 phố Lê Lợi, Hải Phòng.

Định hướng của TCH trong lĩnh vực bất động sản ở khu vực Hải Phòng là các dự án cải tạo nhà tập thể. Còn tại Hà Nội, TCH, thông qua công ty con là CTCP Thương Mại Hưng Việt, đã đầu tư dự án Golden-Land Building tại Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Dự án này hiện mới hoàn thành ô đất ký hiệu N01 với 3 tòa nhà cao 25 và 27 tầng gồm 722 căn hộ. Khu đất tiếp theo gồm khu TTTM cao 33 tầng và khu N02 đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục triển khai.

Cổ phiếu TCH của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy sẽ chào sàn vào ngày 5/10/2016.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.000 đồng/cp. Với biên độ giá +/- 20% trong ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE, cổ phiếu TCH dự kiến sẽ giao dịch trong khoảng từ 12.000 - 18.000 đồng/cp.

Đại gia Trịnh Văn Quyết: "Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương"

Bộ Công thương lên tiếng về nhiệt điện than

Theo Bộ Công thương, từ đầu năm 2016 đến nay, bộ này đã tập trung kiểm tra tại 29 doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải ra biển hoặc cửa sông giáp biển, trong đó bao gồm các nhà máy nhiệt điện mà dư luận báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.

Về thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp nhiệt điện, Bộ Công thương khẳng định tất cả các nhà máy nhiệt điện đang xây dựng và đã đi vào vận hành đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt.

Tuy nhiên vẫn tồn tại dự án có thay đổi hạng mục công trình bảo vệ môi trường so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, như Nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 - của EVN.

Vì thế, các dự án này chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình, hạng mục bảo vệ môi trường.

Cho biết hầu hết nhà máy điện đã lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện và xử lý khí thải để giải quyết một số chất độc như SO2, NOx đạt quy chuẩn môi trường, nhưng Bộ Công thương công nhận hiện còn hai nhà máy với công nghệ cũ, không lắp đặt hệ thống xử lý SO2 (là nhiệt điện Phả Lại I và Ninh Bình).

Tuy nhiên, dù lắp hệ thống khử nhưng với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp, các nhà máy điện phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO.

Lúc này Bộ Công thương công nhận hệ thống lọc bụi tĩnh điện không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, khi đó người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen tại miệng ống khói.

Đặc biệt, Bộ Công thương công nhận hiện nay có tới 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra lên tới hơn 15,7 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, các nhà máy chưa tìm được giải pháp đầu ra cho tro xỉ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại quyết định số 1696/QĐ-TTg.

Vướng mắc lớn nhất là nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng, gạch không nung có khả năng sử dụng sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro xỉ theo quy định của nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

Trước những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện nêu trên, Bộ Công thương nêu đã chỉ đạo nhà thầu và chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo cam kết; trong giai đoạn vận hành thử nghiệm cần thông báo rộng rãi để chính quyền và người dân địa phương cùng giám sát.

Đối với tro xỉ nhà máy nhiệt điện, Bộ Công thương chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện phải chịu trách nhiệm đối với nguồn phát sinh chất thải của mình, chủ động tìm kiếm các giải pháp để xử lý và tiêu thụ.

Đại gia Trịnh Văn Quyết: "Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương"

Sau Việt Nam, Foodpanda của Rocket Internet tiếp tục đóng cửa vĩnh viễn ở Indonesia

Dịch vụ giao đồ ăn Foodpanda của Rocket Internet chính thức tuyên bố đóng cửa chi nhánh tại Indonesia sau khi thất bại trong việc cạnh tranh với đối thủ là một ứng dụng gọi xe taxi cũng có dịch vụ giao đồ ăn.

“Với thông báo này, tôi chính thức tuyên bố quyết định của Foodpanda về việc xóa bỏ vĩnh viễn mọi hoạt động tại Indonesia”, ông Victor Delannoy – Tổng giám đốc Foodpanda Indonesia nói trong tuyên bố trên website vào ngày 10/9 vừa qua.

Foodpanda ra mắt tại Indonesia vào năm 2012 và kể từ đó họ đã hợp tác với cả nghìn nhà hàng để cung cấp dịch vụ giao đồ ăn thuận tiện và nhanh chóng cho hàng trăm nghìn khác hàng.

“10h tối ngày Thứ 2, 3/10/2016 sẽ là thời gian cuối cùng chúng tôi nhận các đơn đặt hàng”, tuyên bố nói rõ.

Trước đó, năm ngoái Foodpanda cũng đã rút lui khỏi thị trường Việt Nam thông qua việc bán mình cho đối thủ cạnh tranh Vietnammmm.

Foodpanda là công ty con của Rocket Internet - đơn vị sở hữu các thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam như Zalora, Lazada, Easy Taxi. Tuy nhiên hầu hết các mô hình đều gặp khó hoặc phải dừng việc kinh doanh ở Việt Nam.

Cùng với thương hiệu HelloFood, Food Panda đang là trang web đặt món ăn trực tuyến của Rocket Internet hoạt động tại hàng chục quốc gia. Riêng khu vực Đông Nam Á, Food Panda đã từng ra mắt và vận hành tại Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Bắc Ninh: Một tập đoàn Hàn Quốc đề xuất đầu tư dự án trường đua ngựa 500 triệu USD

Thống đốc Lê Minh Hưng: NHNN đã mua vào 11 tỷ USD trong 9 tháng

Ngày 4/10, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, vừa qua đã có sự phối hợp tốt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng thực tế dư địa chính sách tiền tệ còn lại khá hẹp.

Do đó, NHNN đồng tình với quan điểm cần tận dụng các dư địa về những đột phá trong nông nghiệp, xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công… để thúc đẩy tăng trưởng.

Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, dư nợ tín dụng từ đầu năm đã tăng 11%, và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu này hoàn toàn phù hợp với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm nay. Dự kiến, đến cuối năm, NHNN tiếp tục hướng tín dụng vào các ngành ưu tiên.

Ngoài ra, lãnh đạo NHNN cũng cho biết, điểm đáng khích lệ là 9 tháng qua, cơ quan này đã mua vào 11 tỷ USD.

Con số này thể hiện niềm tin của xã hội vào tiền đồng, chuyển dịch lớn từ nắm giữ ngoại tệ sang tiền đồng, là cơ sở để ngân hàng có thể mua ròng ngoại hối, giúp dự trữ ngoại hối hơn 40 tỷ USD. Đây là nguồn lực để NHNN ổn định tỉ giá trong quý IV, khi mà nhu cầu ngoại tệ thường tăng cao hơn.

Đáng chú ý, lãi suất huy động ổn định và có giảm nhẹ ở một số ngân hàng làm căn cứ giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh.

Masan mang "quốc hồn, quốc túy" ra thế giới

Thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp của Công ty Bông Sen Vàng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 039/QLCT-GCN ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Thương mại Bông Sen Vàng - Địa chỉ trụ sở chính: BT2-27, Khu đô thị mới Trung Văn, phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106702312 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 27 tháng 11 năm 2014, đăng ký thay đổi lần thứ 06 ngày 02 tháng 02 năm 2016.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh lý do thu hồi vì doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động bán hàng đa cấp quy định tại Điều 7 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC).

Việc thu hồi Giấy chứng nhận của doanh nghiệp BHĐC không giải phóng doanh nghiệp này khỏi các nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối và người tham gia BHĐC trong mạng lưới BHĐC của doanh nghiệp.

Để bảo đảm quyền lợi của mình trong trường hợp doanh nghiệp BHĐC bị thu hồi Giấy chứng nhận, các nhà phân phối và người tham gia BHĐC có thể và nên tiến hành các bước theo hướng dẫn sau: http://www.vca.gov.vn/chitiettintuc.aspx?ID=3214&CateID=421

Sếp doanh nghiệp Nhà nước nhận lương hơn 1 tỷ đồng

Tại sao Phạm Công Danh lấy tiền của VNCB trả cho BIDV?

Tại tòa sơ thẩm, Phan Thành Mai thừa nhận tổng tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh chỉ trên 1.000 tỷ đồng (chưa trừ nợ vay).

Phần lớn số tiền hơn 3.600 tỷ đồng trả cho nhóm Phú Mỹ để mua cổ phần ngân hàng đều được Danh rút ra từ VNCB, số tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng cũng xác định có nguồn gốc từ vốn vay BIDV.

Hội đồng xét xử không chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho rằng Phạm Công Danh phạm tội trong bối cảnh bỏ ra vài ngàn tỷ đồng tiếp quản VNCB trong tình trạng xấu. Bản án sơ thẩm khẳng định bối cảnh và nguyên nhân như các luật sư nêu đều do Phạm Công Danh tạo ra.

Vay tiền BIDV bằng Hợp đồng khống? Theo kết luận điều tra, Phạm Công Danh lập ra 12 Cty, sử dụng 67 Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng khống được ký giữa 12 Cty với các doanh nghiệp khác để vay BIDV số tiền 4.700 tỷ đồng.

Mục đích, phương án sử dụng vốn trong hồ sơ vay đều là kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng, núp dưới danh nghĩa thực hiện chương trình "liên kết 4 nhà" của Phạm Công Danh.

Phạm Công Trung (em ruột Phạm Công Danh), là người được Danh giao tìm người đứng tên thành lập 12 Cty, cùng các cá nhân khác lập các hợp đồng khống.

Chính vì vậy Phạm Công Trung đã bị Cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam. Nhưng VKSND Tối cao đã không phê chuẩn các quyết định này.

Nhằm vay vốn BIDV, ngoài tài sản thế chấp, Phạm Công Danh còn dùng hơn 3.000 tỷ đồng của VNCB gửi sang BIDV để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cho 12 Cty của Phạm Công Danh.

Việc dùng tiền gửi của VNCB bảo đảm cho các khoản vay này không được hạch toán trên hệ thống của VNCB. BIDV đã trích hơn 2.500 tỷ đồng của VNCB để thu nợ.

Cũng theo kết luận điều tra, 12 Cty đều không kinh doanh vật liệu xây dựng, giám đốc các Cty đều là nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh và Phạm Công Trung hoặc người nhà của họ.

Cán bộ tín dụng các chi nhánh BIDV không gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn, thẩm định khách hàng, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh …

Bản án sơ thẩm nêu số tiền vay BIDV 4.700 tỷ đồng được Danh sử dụng tăng vốn điều lệ VNCB. Các cá nhân đứng tên mua cổ phần tăng vốn có: Phạm Tòa (bố Danh); Quách Thị Kim Chi (vợ Danh); Phạm Công Trung, Phạm Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Kim Loan, Phạm Thị Hồng Liên đều là em Danh…

Như vậy, hồ sơ vay, mục đích vay của Phạm Công Danh là gian dối. Đến đầu năm 2014, do BIDV liên tục thúc giục việc trả nợ.

Danh tiếp tục tổ chức họp và chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn phải cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh vay vốn tại VNCB để trả nợ BIDV.

Rút tiền VNCB trả cho BIDV, đó là Phạm Công Danh đã sử dụng pháp nhân của 14 Cty để vay 5.000 tỷ đồng tại VNCB. Hiện 13 Cty còn nợ với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng. Theo hồ sơ vay, báo cáo tài chính của các Cty vay vốn đều là báo cáo nội bộ, không có báo cáo nộp cho cơ quan thuế, không có tờ khai thuế.

Trên thực tế, các Cty này đều không có hoạt động kinh doanh, không có doanh thu mua vào, bán ra. Hồ sơ vay vốn gồm phương án trả nợ, phương án kinh doanh, các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, chuyển nhượng bất động sản đều là khống.

Toàn bộ số tiền 4.700 tỷ đồng rút từ VNCB được chuyển cho Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng. Bản án sơ thẩm nhận định, thực chất VNCB đã cho Danh vay. Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT VNCB là đối tượng bị cấm cho vay nên các bị cáo đã phải làm hồ sơ khống để che dấu việc này.

Danh đã dùng số tiền 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV (2.600 tỷ đồng), nhóm Phú Mỹ (135 tỷ đồng), nhóm Trần Ngọc Bích (620 tỷ đồng), chi tiêu cá nhân không xác định được (hơn 1.300 tỷ đồng). Theo luật sư Hoàng Đôn Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), thì hành vi của Phạm Công Danh thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Bản án sơ thẩm nhận định, tiền Phạm Công Danh rút từ VNCB là vật chứng của vụ án. Do đó, sau khi trừ đi giá trị tài sản thế chấp, đã quyết định thu hồi các khoản mà Danh đã trả cho nhóm Phú Mỹ (97 tỷ đồng), nhóm Trần Ngọc Bích (434 tỷ đồng).

Khoản hơn 1.300 tỷ đồng Phạm Công Danh không khai chi vào việc gì nên không thu hồi được. Riêng khoản 2.600 tỷ đồng đã trả cho BIDV. Bản án sơ thẩm nêu khoản này liên quan đến sai phạm tại BIDV do trước đó BIDV đã cho các Cty của Phạm Công Danh vay.

Hội đồng xét xử đề nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, không thu hồi số tiền 2.600 tỷ đồng trong vụ án này.

Theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc xác định tiền vay của VNCB là vật chứng và thu hồi từ các cá nhân đã nhận tiền của Phạm Công Danh có thể tạo ra các tiền lệ ảnh hưởng đến sự ổn định của các giao dịch kinh tế, dân sự trong xã hội.

Các cá nhân nhận tiền của Phạm Công Danh không thể và không có nghĩa vụ phải biết về nguồn tiền của Phạm Công Danh, không thể biết và không thể chịu trách nhiệm về khoản vay trái pháp luật của Phạm Công Danh tại VNCB.

Pháp luật đã có quy định về bảo vệ quyền lợi của người ngay tình. Đơn cử như nếu Phạm Công Danh dùng tiền vay VNCB đi ăn phở thì không thể thu hồi tiền từ người bán phở.

Bên cạnh đó, nếu đã xác định 4.700 tỷ đồng tiền vay VNCB là vật chứng trong vụ án này thì việc không thu hồi 2.600 tỷ từ BIDV là không phù hợp vì theo quy định pháp luật, vật chứng trong vụ án nào phải được xử lý trong vụ án đó, thiệt hại trong vụ án nào phải được thu hồi trong vụ án đó.

Nếu đã là vật chứng phải thu hồi, thì việc thu hồi không liên quan đến kết quả xử lý sai phạm tại BIDV. "Vụ việc cho vay tại BIDV cho đến nay chưa biết khi nào sẽ hoàn tất quá trình điều tra, truy tố, xét xử, câu hỏi về việc có thu hồi số tiền này hay không chưa được giải đáp.

Như vậy, liệu có đảm bảo được nguyên tắc các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật?", luật sư Hùng nhận xét như vậy.

Sau Việt Nam, Foodpanda của Rocket Internet tiếp tục đóng cửa vĩnh viễn ở Indonesia